Trang
Mạng
Lê Quang Đẳng Cách
Trị
Những
Bệnh
Thông Thường Ở Người Lớn Tuổi
1- Bệnh Xương Mộc Gai Trị bệnh xương mọc
gai ở cổ, chân, xương sống bằng Cây Xăng Máu
Cây Xăng máu Tên khoa học: Horsfielddia irya Warbg. Chặt rễ cây hay nhánh cây ra mõng chừng 1 hay 2 ly rồi phơi khô và sau đó đem sao trong nồi đất rồi hạ thổ . Cho ba (3) chén nước vào cái siêu rồi cho những lát mỏng của cây xăng máu vào siêu khi thấy vừa ngang mặt nước là đủ. Nấu lửa nhỏ , khoản 1 tiếng rưỡi đồng hồ đến khi còn lại 8 phần mười (8/10) chén thì được. Sau khi phơi khô thì có màu đỏ như máu. Uống vào thì có vị chua và chát thì đúng là xăng máu. Nấu nước nhì làm nước uống thì kết quả nhanh hơn. Uống 30 thang, mỗi ngày một thang sẽ không còn bị tê hay nhứt nữa. Kết quả chụp quang tuyến hay scan sẽ cho thấy sư hiệu nghiệm của nó. Xin lưu ý: Uống thuốc khi bụng no, để tránh bị ảnh hưởng đến bao tử. Nếu bị đau bao tử thì chửa hết rồi mới nên uống thuốc nầy. Xem chi tiết phần dưới Từ lâu con người đã biết tận dụng ưu điểm của thiên nhiên bằng cách trồng Xăng máu và kết hợp một số loài cây khác dọc theo bờ tiếp xúc với dòng nước nhằm bảo vệ bờ đê vì bộ rể mọc dọc theo bờ sông rạch tạo thành tấm chắn bảo vệ bờ đê, chống lại sự xoáy mòn của dòng chảy hoặc sự va đập của các cơn sóng do tàu, thuyền hoặc gió thổi tạo ra
Cây Mướp Gai
Mướp Gai chát hơi hàn giải nhiệt, Bịnh thủng sưng ban trái trừ xong. Độc thuỷ tà phạm thận tả thông, Uất tiểu tiện bại tê cần dụng. (http://tinhdocusiphathoi.vn) Cây Diệp Hạ Châu Trị Bệnh xơ gan và viêm gan B Cây mướp gai còn được gọi là mướp rừng. còn có công dụng trị bệnh sơ gan và viêm gan B . Cây mướp gai và cây diệp hạ châu đều trị bệnh sơ gan và viêm gan B rất hiệu quả. Để trị bệnh xơ gan và viêm gan B thì nấu như thuốc nam, đỗ ba chén nước vào cái siêu và cho lá ,ngọn và rễ (sau khi phơi khô) vào vừa ngang mặt nước, nấu còn lại 8/10 chén thì được. Khi nấu lửa nhỏ, khoản chừng 1 giờ rưỡi cho tới hai giờ thì mới còn lại 8 phân. Nếu không có siêu thì dùng máy nấu nước bằng điện với độ nấu chậm (slow cook). Sau đó nấu nước hai làm nước uống thay cho nước lạnh. Uống 30 ngày , mỗi ngày một thang , kết quả thử máu sẽ cho thấy sự hiệu quả. Xem chi tiết về thực vật học phần dưới. Mướp
rừng
Mướp rừng, Cây sâu răng, Cây mai rùa - Cardiopteris lobata R. Br., thuộc họ Mướp rừng - Cardiopteridaceae. Mô tả: Dây leo phân nhánh nhiều. Thân mềm nhẵn, màu lục nhạt, chứa dịch nhầy như sữa. Lá hình tim nguyên hoặc chia thùy, có 3-5 thùy, thùy tận cùng lớn hơn. Cụm hoa phân nhánh, hình ngù mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa nhỏ, màu trắng. Quả có cánh. Cây ra hoa tháng 9-11, có quả tháng 12-3 Bộ phận dùng: Lá - Folium Cardiopteridis Lobatae. Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc leo lên các cây bụi ở rìa rừng nhiều nơi từ Bắc Thái, Hà Tây tới vùng núi An Giang. Thu hái lá quanh năm. Công dụng: Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng. Nguồn: http://www.lrc-hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/M/MuopRung.htm&key=&char=MCây
diệp
hạ
châu
và bệnh gan
Tôi
nghe
nói
nước
ta
có
cây
diệp
hạ
châu
chữa
viêm
gan
do
virut
B
và
các
bệnh
về
gan
tốt
hơn
và
rẻ
tiền
hơn
các
loại
thuốc
tây
rất
nhiều.
Xin
hướng
dẫn
cách
nhận
biết
cây
diệp
hạ
châu.
Trên
thị
trường
có
dược
phẩm
nào
chứa
diệp
hạ
châu
bán
ở
nhà
thuốc?
Nguyễn
Ðình
Giáp
(Thị
xã
Hà Ðông) Ít
ai
ngờ
cây
diệp hạ
châu đắng (tên thường gọi là cây chó đẻ
thân xanh) giờ đây lại giúp nhiều nông
dân ở Phú Yên không chỉ cơm no áo ấm
mà còn làm giàu.
Diệp hạ châu đắng (tên khoa học Phyllanthus amarus) là cây thuốc đã được người dân dùng từ lâu đời để chữa viêm gan, vàng da, viêm thận, phù thũng, điều kinh. Gần đây, được chiết xuất chế tạo ra viên nang Hamega giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan B, xơ gan, điều trị viêm gan do vi-rút... Nhu cầu nguyên liệu diệp hạ châu đắng hiện đang rất lớn trong nước và trên thế giới. Kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu miền Trung (TTDLMT) đóng tại thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên cho biết: hiện đã triển khai trên 20 ha cho 100 hộ nông dân tại Phú Yên trồng diệp hạ châu. Kết quả khảo nghiệm nhiều năm qua của TTDLMT cho thấy điều kiện sinh thái vùng ven sông, đất cát tại các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa... rất thích hợp trồng cây diệp hạ châu chất lượng cao để chế biến thuốc và xuất khẩu.
Cuối năm 2008, Hội đồng khoa học công nghệ tỉnh Phú Yên đã cho triển khai dự án “Trồng và phát triển cây dược liệu an toàn, phù hợp với vùng đất Phú Yên để làm thuốc trong nước và xuất khẩu”. Theo đó, với kinh phí trên 1,8 tỉ đồng, từ nay đến cuối năm 2010, TTDLMT sẽ chuyển giao giống, vốn và công nghệ cho nông dân trồng 15 ha dược liệu, trong đó cây diệp hạ châu chiếm đến 10 ha. Dự án đảm bảo đầu ra cho người trồng với thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha/năm. Diệp hạ châu có thể cho năng suất 15-16 tấn/ha/vụ từ 50-60 ngày, mỗi năm trồng được 4-5 vụ. Kỹ sư Tuyết Anh lưu ý: “Nông dân muốn trồng diệp hạ châu nên liên hệ và có hợp đồng cụ thể với các đơn vị chức năng để đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng tiêu chuẩn theo sự điều tiết của nhu cầu thị trường, tránh rủi ro”. Hùng PhiênNguồn:http://www.thanhnien.com.vn/News/0109/Pages/200925/20090615223713.aspx Rau Má Và Bệnh Thấp Khớp Russ Maslen/Thượng
CH
Tháng 12 năm 2003 vừa qua, Trong chương trình phóng sự hàng ngày The Current Affair của đài truyền hình số 9 tại Sydney có tường thuật một số người Úc đã tự chữa bịnh thấp khớp bằng loại thảo dược dân gian cổ truyền (folk medicine) . Mỗi ngày chỉ cần nhai hai lá rau má tươi và nuốt sống, một thời gian sau, bịnh thấp khớp có thể giảm bớt hoặc bình phục. Các bài tường thuật này trùng hợp với tài liệu trong sách Arthrtis and Paradoxical Pennywort (Bịnh thấp khớp và lá rau má) của tác giả Russ Maslen, nên chúng tôi xin trích dịch một đoạn trong quyển sách ấy để cống hiến quý độc giả tham khảo. “Rus
Maslen ở tại vùng Mullumbimby tin tưởng rằng ông đã
tình cờ khám phá ra loại rau cỏ có thể chữa
được chứng phong thấp của ông.
Ông Russ và bà vợ của ông đã được nổi
danh vì là những người khởi xướng và thành
lập công viên bảo tồn di sản thiên nhiên
Brunswick Valley trên một đồng cỏ sỏi đá rộng 4 mẫu
tây tọa lạc đối diện với ngôi nhà của ông
bà ở Mullumbimby. Xin lưu ý : Mỗi ngày nhai hai lá rau má để trị bịnh thấp khớp là liều lượng trung bình. Không nên sử dụng quá liều trong một thời gian lâu dài vì nó có thể làm hạ huyết áp. Source:
Hội Thân Hữu Việt Nam
Oct 5, 2004 Nguồn: www.QuanTheAmBoTat.com 4- Bị Lạnh Chân Đông y trị lạnh chân, tayChân, tay lạnh là tình trạng bàn tay, bàn chân luôn cảm giác lạnh cóng, buốt giá. Cảm giác này thường gặp nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu
Theo đông y, nguyên nhân của chứng lạnh tay, chân là do khí huyết không lưu thông dẫn đến tắc nghẽn mạch, là một dạng “bế trứng”. Bế tức là không thông, khi trời chuyển lạnh hoặc cơ thể bị lạnh, các can mạch cũng bị lạnh làm cho chức năng tái tạo máu của gan bị ảnh hưởng, dẫn đến thận không đủ dưỡng khí. Sau đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả, dễ áp dụng cho tất cả mọi người. - Lấy một cái chậu lòng sâu, có chứa 2/3 nước ở nhiệt độ khoảng 40°C. Đập dập một củ gừng tươi cho vào rồi ngâm chân trong 20 phút. Khi ngâm, hai chân cọ xát vào nhau để tăng cường hiệu quả. - Chạy bộ chậm hoặc đi bộ nhanh, nhảy dây, tập thái cực quyền. Chú ý không tập ở cường độ quá cao gây ra nhiều mồ hôi làm mất dương khí, sẽ phản tác dụng. - Tăng cường ăn những thực phẩm giàu năng lượng, có tính ấm như thịt bò, thịt dê, thịt chó. Các loại gia vị như ớt, tỏi, gừng, hành, hạt tiêu. Hạn chế ăn hoa quả có tính lạnh như lê, dưa hấu... - Mỗi ngày ngủ ít nhất 7 giờ. Ngoài ra, kết hợp các động tác xoa lòng bàn tay, lòng bàn chân những lúc rảnh rỗi. - Uống nước vỏ quýt và gừng tươi. Cũng có thể lấy 10 g vỏ quýt và 5 g gừng cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi vào uống như uống trà. Nguồn:
http://www.meo.vn/dong-y-tri-lanh-chan-tay.html
5- Bị Chuột Rút Chuột
rút
do
đâu?
Chuột rút hay vọp bẻ là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, ngoài ý muốn, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho sự cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường gặp ở bắp thịt của cẳng chân, bắp thịt đùi và hông, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian cơ co rút có thể diễn ra từ vài giây tới vài phút, nhưng hay tái diễn. Khi nào hay bị chuột rút? Cho đến nay, khoa học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra chứng chuột rút. Người ta cho rằng có thể là do vận động quá mức, do tình trạng tĩnh tại quá lâu như khi ngủ ban đêm, khi ngồi lâu không thay đổi tư thế. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp trong thời gian dài liên tục. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi và độ tuổi trên 60. Chuột rút ban đêm có thể do ban ngày đứng lâu trên nền cứng, cơ bắp không hoạt động, cứng nhắc. Hình dạng bàn chân bất thường như không có độ cong của mu bàn chân, gót chân nằm phẳng trên mặt đất khiến cho bắp thịt luôn luôn căng. Cơ thể bị thiếu nước. Béo phì khiến chân chịu sức nặng quá mức liên tục. Đeo giầy dép quá chật, gót quá cao. Mất nước, mất muối do tiêu chảy, mất nhiều mồ hôi dẫn đến mất cân bằng điện giải. Do tác dụng phụ của một số thuốc statin, prednison, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magiê; Mắc bệnh tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu hồng cầu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu; Rối loạn tuần hoàn, bệnh mạch máu chi dưới khi đi lại nhiều... Chuột rút sau khi vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Nguyên nhân có thể do: cơ bắp mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mất muối làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca. Lắng đọng acid lactic trong bắp thịt sau khi vận động nhiều. Rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp nên dù não bộ muốn cơ thư giãn sau khi co nhưng cơ vẫn tiếp tục co gây ra đau. Theo đó những người ngồi làm việc lâu, ngồi lâu không thay đổi tư thế cũng hay bị chứng co cứng cơ. Phụ nữ có thai thường hay bị chuột rút vào tháng thứ sáu của thai kỳ và kéo dài khi bụng ngày càng lớn. Nguyên nhân có thể do: thiếu calcium, phospho, magnesium; do các cơ ở dưới chân phải mang sức nặng của phần trên cơ thể; do thai nhi và tử cung lớn dần, cơ và dây chằng tử cung căng giãn; sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép ảnh hưởng lên các mạch máu ở chi dưới. Hội chứng chân không nghỉ là một rối loạn chuyển động của chân mà nguyên nhân đến nay vẫn chưa biết rõ. Bệnh nhân bị cảm giác khó chịu, rần rần như có con vật gì đó bò ở dưới da, nhất là khi nằm ngủ ban đêm hoặc ngồi lâu. Để giải tỏa cảm giác khó chịu này, người bệnh phải liên tục cử động chân bằng cách đi lại, vươn duỗi chân. Người ta cho rằng do rối loạn hệ thần kinh, thiếu chất dopamin ở não, do gen di truyền hoặc cơ thể thiếu khoáng sắt. Có một số yếu tố liên quan đến hội chứng này là: giới tính (bệnh ở nữ gặp nhiều hơn ở nam); tuổi (bệnh rất ít ở tuổi thiếu niên, nhiều hơn ở độ tuổi trên 65); yếu tố gia đình (2/3 người bệnh có liên hệ gia đình và thường xảy ra trước tuổi 40); phụ nữ có thai (khoảng 20% phụ nữ mang thai bị rối loạn này, nhưng sau khi sinh thì hết bệnh); lọc máu (nhiều bệnh nhân lọc máu vì thận suy cũng bị hội chứng này, nhưng sau khi được thay thận thì hết bệnh này); các bệnh viêm xương khớp, tiểu đường, mập phì, nghiện rượu, thiểu năng tuyến giáp, thiếu hồng cầu, bệnh cơ bắp, thương tích não bộ tủy sống; thiếu chất sắt, magnesium, folic acid...; mệt mỏi, nhiều căng thẳng, tiếp xúc quá lâu với lạnh; hút thuốc, uống rượu, uống nhiều café...
Phương pháp điều trị và phòng bệnh
Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc thì có thể bị tai nạn, chuột rút khi đang bơi lội có thể làm bệnh nhân bị chết đuối. Biện pháp xử trí khi bị chuột rút là: xoa bóp bắp thịt bị co rút nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở bắp chuối, bạn nên nhè nhẹ vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn lên phía trần nhà, hướng về đầu gối. Trường hợp chuột rút bắp đùi, bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Nếu bị chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành, đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Đạp xe thong thả chừng 5 - 10 phút trước khi đi ngủ. Nên đeo giày vừa chân, gót giày không quá cao. Mang tất đàn hồi hơi ép vào mạch máu để tránh máu ứ đọng ở tĩnh mạch chi dưới. Có thể dùng thuốc điều trị chuột rút với các loại như sau: quinin sulfat, diphenhydramin hydrochlorid, vitamin E, thuốc thư giãn cơ, veramil hydrochlorid, chloroquin phosphat...
BS. Ninh Thanh Tùng Nguồn: Báo suckhoedoisong.vn |