Thiền Quán
www.thienquan.net


Chữ Tâm
Như Phong sưu tầm




  Chữ Tâm, cái Tâm hay Tâm là một danh từ trừu tượng (ở đây không noí đến tâm là trái tim hay là một điểm giữa), là một linh thể ở dạng siêu hình như điện, chi phối toàn bộ hoạt động cuả một ngươì. Nó là một cái chià khoá để mở cửa Thiền (thiền môn), không thấy được, không sờ được, không đụng được nhưng biết được có sự hiện hữu cuả nó. Thí dụ như điện (electricity) không thấy được điện nhưng khi bị điện giật thì biết, khi mở nút thì đèn sáng ra biết là có điện.

 Tâm là gốc, bản tánh (true nature) lương thiện ("nhân chi sơ tánh bổn thiện")  hay là linh hồn cuả một con ngươì và là sự tập trung và lưu trữ toàn bộ sự vận động của lục phủ và ngũ tạng trong một con ngươì, nó ở bên trong con người và luân lưu như một dòng điện hay "khí" (theo Đông Y) còn được goị là linh quang, có khi nó cư ngụ bên trong là lúc an tâm hay tịnh tâm và có lúc du hý ta bà khắp nơi là vọng tâm hay động tâm.

 Tâm bất an (bị động) là bị chi phối bởi thế giới bên ngoài, bởi những hoạt động cuả những giác quan như nghe (thính giác), thấy (thị giác), ngửi (khứu giác), sờ (xúc giác), nếm (vị giác), biết (trực giác hay tuệ giác) và tinh (thần) thông (linh giác). Tâm an định là không bị chi phôí bởi bảy giác quan, lià bỏ thế giới động loạn bên ngoài, thường trú nội tại. Một con ngươì tự chủ hay là một ngươì giác ngộ (khai ngộ) là làm chủ được sự vận hành cuả bảy giác quan hay noí cách khác là đã an được tâm và đạt minh tâm hay là phục hồi được chân tâm là thành quả.

  Tâm là một linh thể ở dạng siêu hình và siêu nhiên như những tinh thể cực kỳ nhuyễn nhỏ nên mắt trần không nhìn thấy được và di chuyễn cực nhanh như tốc độ cuả ánh sáng. Nó mang tính bất hoại và bất diệt một khi thân thể con ngươì ngưng hoạt động thì tâm (thần thức theo Lạt Ma giáo) trở về với nguyên quán cuả nó để định vị cho tương lai như tái sinh (Đức Đạt Lai Lạc Ma tái sinh lần thứ 14) hay tiếp tục tu học ở cõi khác..vv...

 Tâm là kim chỉ nam cuả người đi tìm chân lý; là chià khoá cuả ngươì tu thiền để mở cửa "khai ngộ". Vì "vạn pháp qui tâm lục" (ngàn pháp chỉ noí về tâm) , "minh tâm kiến tánh" (tâm sáng thì thấy được tự tánh = Tánh không) và " kiến tánh thành phật" (thấy được bản tánh thành ngươì khai ngộ), " Nhất thiết vi tâm tạo"(tâm tạo ra tất cả), " Nhất tâm sân hận khởi, bá vạn chướng môn khai" (tâm giận dữ thì tạo ra ngàn nghiệp chướng) vv... Cho nên tịnh tâm và an tâm là bước đầu cuả ngươì tu tập trong tiến trình phục hồi chân tâm hay đạt minh tâm, là kết quả sau cùng, phải trải qua thời gian thiền quán và tuỳ theo "duyên" mà thời gian ngắn hay dài. Noí cách khác; An tâm là bước đầu để phục hồi chân tâm, chân tâm hay minh tâm là thành quả cuả thiền quán.

   "Định nhi hậu năng Tĩnh, Tĩnh nhi hậu năng An, An nhi hậu năng Lự, Lự nhi hậu năng Đắc".  Nghiã là có Định (yên ổn không bị lay động) được thì Tâm mới Tĩnh (thu nhiếp tinh thần, không nghĩ ngợi) được, có Tĩnh được mới được thì tâm mới An (thường trú nội tại, lià bỏ thế giới bên ngoài), nghĩa là bất động Tâm (an trú nội tại), có An tâm thì mới có thể Lự (lọc), tức là thanh lọc được cái Tâm, xả bỏ những mờ ám, bất thiện, bất chính (cái màn vô minh ), sau khi thanh lọc được sự vô minh thì trở nên minh tâm, khi đó mới đạt Đạo. 

 "Nhân chi sơ tánh bổn thiện". Nghiã lả: Bản tánh Thiện cái gốc cuả con ngươì, noí cách khác Thiệnbản tánh (true nature) cuả con ngươì hay Tâm bản tánh thiện cuả con ngươì. Tánh Thiện cuả Khổng giáo và Chân Tâm, Minh Tâm, Tâm Không (Thiền) hay Phật Tánh cuả Phật giáo là một vậy.

 "Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm". Nghiã là: Không lưu luyến, không bám viú, và không chạy theo cảnh (tướng), ai (ngã) và phương tiện (pháp) thì chân tâm (tâm không) phục hồi hay là minh tâm hiển lộ. Lục Tổ Huệ Năng (Là ngươì Việt Nam đầu tiên đắc quả Phật, đã được trao y bát là tổ thứ saú (6) cuả Thiền Tông và là tổ thứ ba mươi ba (33) cuả Phật Giáo mà Phật Thích Ca là tổ thứ nhất (1)) khi nghe câu kệ nầy trong Kinh Kim Cang ngài đã khai ngộ (giác ngộ) trong lúc là một tiều phu đi bán củi (chi tiết hơn trong Kinh Pháp Bảo Đàn).

  Tâm không là không bám vào cảnh, không chấp tướng, không chấp ngã và pháp. Nó là phá chấp (vô sở trụ), vì chấp vào tướng, cảnh, ngã và pháp thì tâm đầy ấp, thì không thể sáng ra được. Muốn sáng ra thì không có gì trong tâm hết, không có gì có nghiã là không chấp, chứa caí gì hết, vì cái tâm nguyên sơ, tự nó đã trong sáng, lương thiện, hoà aí, nhân từ và độ tha rồi.

  Tuỳ theo trình độ uyên bác cuả các nhà trí thức mà hiểu và thấy tâm khác nhau, tuỳ theo bậc giác ngộ cuả các nhà tu mà thấy và biết tâm khác nhau.  Cho nên hầu như không ai hiểu, thấy và biết tâm giống nhau. Ngay cả Huệ Khả là nhị tổ cuả Thiền tông vẫn còn chưa tinh thông được tâm là gì, nên mới nhờ sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma giúp an tâm!. Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma khi đến Trung Hoa đã phải diện bích 9 năm trời vì đã để cái tâm ở lại Thiên Trúc?. Vì thế để góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ tâm được một cách rốt ráo những sưu tầm về tâm được lần lượt trình bày như dưới đây:

  Trong sách xưa đã viết về Tâm:

  "Tam điểm như tinh tượng    
    Hoành câu tợ nguyệt tà
    Phi mao tùng thử đắc
    Tố Phật giả do tha..."
    (Ba điểm như ngôi sao
     Một vành như trăng khuyết
     Một sợi lông không qua được
     Là ngươì khai ngộ (phật) mà thôi)


   Lại có sách noí về Tâm:

      "Hữu tâm vô tướng
     Tướng tự tâm sinh"

      Hữu tướng vô tâm
     Tướng tùng tâm diệt..."
     (Có tâm tốt mà không có tướng tốt
      Thì tướng theo tâm mà thành tốt
      Có tướng tốt mà không có tâm tốt
      Thì tướng theo tâm không tốt mà thành xấu).


       "Tâm hảo, mạng hựu hảo
         Phát đạt vinh hoa tảo
        Tâm hảo, mạng bất hảo
         Nhất sanh dã ôn bảo
         Tâm, mạng đô bất hảo
         Cùng khổ cực đáo lão".
         (Tâm tốt, mạng tốt thì phát đạt
           Tâm tốt, mạng không tốt vẫn có cơm no, ấm áo
           Tâm và mạng đều không tốt thì khổ tới già)
          




         Ngài Thái Dịch Lý Đông A đã viết:

         "...Nuôi Tâm sinh thiên tài
         Nuôi Trí sinh nhân tài
         Nuôi Thân sinh nô tài..."



       Đại thi hào Nguyễn Du đã diễn tả chữ Tâm trong Kim Vân Kiều:
        "...Thiên căn ở tại lòng ta
          Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài..."





 Tâm

(Trích từ:  Cuộc Đời và Tư Tưởng cuả Lục Tổ Huệ Năng.
 Kinh Pháp Bảo Đàn.

  Dịch giả: Đinh Sĩ Trang, Tác giả xuất bản tại Úc Đại Lợi năm 1999, trang 49)

Nơi chương hai, Lục Tổ Huệ Năng có dạy: " Việc tu hành thì phải thực hành ở Tâm, không phải chỉ noí ngoài miệng. Miệng tụng mà Tâm không làm theo thì vô ích mà thôi".
 
 Vâỵ Tâm là gì ? Tâm ở đâu ?
  Chữ Tâm có hai phần nghiã: Nghiã vật chất và nghiã tinh thần.

1- Nghiã vật chất:
    (a) Tâm là trái tim cuả ngươì và thú vật.
    (b) Tâm là điểm giữa, goị là trung tâm điểm, trung tâm hoặc trung tim.

2-  Nghiã tinh thần:
    (a) Tâm là phần linh giác cuả chúng sanh, gọi là tâm linh, tâm hồn , tâm thần.
    (b) Tâm là nơi phát ra tư tưởng và cảm tình.
    (c) Tâm là nỗi niềm cảm xúc, như thương tâm, bận tâm, khổ tâm, an tâm.
    (d) Tâm là ý chí, lòng cương quyết, như quyết tâm, nhất tâm, chuyên tâm, tận tâm.
    (e) Tâm là lòng dạ, có ý như tham tâm, sân tâm, tà tâm, thiện tâm, Bồ Đề tâm.
 
   Nhiều người khi nghe noí tới Tâm, liền nghĩ ngay tơí trái tim, là một cơ bắp nằm trong lòng ngực cuả mình, tức là một tạng trong năm tạng cuả cơ thể con ngươì là tim, gan, lá lách, phổi, thận. Nhưng theo Đạo học, nghiã cuả Tâm thì khác.
   Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo đều noí đến Tâm rất nhiều. Chữ Tâm trong các kinh sách thường được dùng theo nghiã tinh thần...

   Bản tính cuả Tâm là THIỆN.  Hễ trong lòng không nghĩ đến điều gì xấu xa, ác độc, nghiã là khi lià bỏ được mọi ý xấu, ý ác, tức là đã trở về với cái bản tính Thiện cuả Tâm rồi đó.

   Caí mầm Thiện tự nhiên có sẳn trong Tâm ấy, còn goị là Phật Tánh. Do đó mà noí là Phật tại Tâm, tức là Phật Tánh ở trong Tâm moị ngươì.

  Tâm là chuá tể, vì Tâm là chủ tất cả. Ngay trong câu đầu cuả Kinh Lời Phật Dạy (Dhammapada) Đức Phật đã noí:

" Moị hành động đều do Tâm hướng dẫn, do Tâm làm chủ và do Tâm tạo nên."
 
   Chủ tể cuả Thân là Tâm: Sự phát động cuả Tâm là ý, Bản thể cuả ý là Tri thức, đối tượng cuả Tri thức là vật hoặc việc...

   Trong kinh Kim Cang, Đức Phật đã dạy cách hàng phục Tâm như sau:

   " Lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) là cái cớ để cho Tâm con ngươì động. Ví như mắt thấy gái đẹp, Tâm chạy theo sắc, tức Tâm động. Thấy tiền bạc chạy theo chiếm đoạt, tức Tâm động..."

   " Kềm cho Tâm không dấy động khó hơn giữ cho Tâm được bình yên, vì muốn kềm cho Tâm không dấy động, thì phải dùng ý chí để kềm chế sự ham muốn chạy theo dục vọng. Khi Tâm chạy theo cảnh, theo người, theo lục trần một cách hăng hái, thì mình phải cương quyết dùng ý chí để kềm nó lại, không chú ý đến những sự kích thích hay những cảnh có sức quyến rủ lòng tham dục bằng cách nhắc mình phải nhớ rằng hành động để thoả mãn lòng tham dục vật chất ấy chỉ đem lại niềm vui tạm bợ, nhưng sau đó sẽ xảy ra biết bao nhiêu là phiền nảo, cho nên ta phải cương quyết gạt bỏ chúng ra, cương quyết quên chúng đi. Nhưng đó không phải là điều dễ làm với một số ngươì..."

Trích từ: Tư Tưởng và Cuộc Đời Lục Tổ Huệ Năng - Kinh Pháp Bảo Đàn -
 Dịch giả: Đinh Sĩ Trang




Ý Nghiã Cuả Chữ Tâm


  Trong truyện Kiều, Nguyễn Du có câu:

"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

Tâm” được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về “Tâm” Phật giáo như sau:

 1: “Tâm” là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý tới nghĩa này);

 2. “Tâm” là thức (vijnàna) và theo một nghĩa nào đó, nó chính là ý thức thông thường của con người;

 3. Không chỉ là ý thức, “Tâm” còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. “Tâm” không chỉ là lý mà còn là tình. Cái “Tâm” này chính là “manas”;

 4. Ở góc độ “Tâm” là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,

 5. “Tâm” còn là sự tổng hợp của tất cả cái “Tâm” theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;

 6. Trong Phật giáo, “Tâm” còn là bản thể vũ trụ, đó chính là tâm thể, chân tâm.

  Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ “Tâm” vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ “Tâm”.

  Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy “yên tâm”, “an tâm”.

  Mọi người đều biết rằng, nếu nôn nóng, giận dữ thì đều làm cho cái “Tâm” không yên thì sẽ mất khôn. Cho nên, muốn an “Tâm” thì phải sống chính trực ngay thẳng, trong sáng. Đây chính là phép an tâm trong Phật giáo
 
 Trích từ: http://dongdiepnhung.com





Tâm theo Hán Việt tự điển

  Theo Hán Việt tự điển cuả Thiều Chửu , nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2009. Trang 234 giải nghiã như sau:

 Tâm có bốn (4) nghiã:

(1) Tim : Đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngơi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều goị là tâm, như tâm cảnh, tâm địa vv... Nghiên cứu về chổ hiện tượng cuả ý thức ngươì ta goị là tâm lý học. Phật học cho muôn sự muôn lẽ đều do tâm ngươì tạo ra goị là phái duy tâm. Nhà Phật chia ra làm nhiều thứ, nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất: (1) Vọng tâm, caí tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy; (2) Chân tâm, cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ ngợi mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hoỉ mới hay. Nếu ngươì ta biết rõ cái chân tâm (minh tâm) mình như thế mà xếp bỏ hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy đi thì tức thì thành đạo ngay.

(2) Giữa: Phàm nói về phần giữa đều goị là tâm, như viên tâm giưã vòng tròn; trọng tâm cốt nặng vv...

(3) Sao tâm: Một ngôi sao trong nhị thập bác tú.

(4) Cái gai.


  Tâm theo từ điển tiếng Việt

  Theo Đại Từ Điển Tiếng Việt  cuả Nguyễn Như Ý , Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin  phát hành năm 1998. Trang 1502 giải nghiã như sau:
 
 Tâm.(I) dt 1. Điểm ở giữa: Tâm đường tròn, tâm điểm, tâm sai, hướng tâm, li tâm. 2. tâm đối xứng...
 Tâm. (II) 1. Tim: tâm bì, tâm cang, tâm huyết,tâm nhĩ, tâm thất
                2. Tình cãm cuả con người; Lòng: Tâm bệnh, tâm công, tâm đắc, tâm đâu ý hợp...tâm lực, tâm niệm..vv...Nội tâm, vô tâm, từ tâm, thiện tâm, thương tâm, yên tâm, an tâm, định tâm, đồng tâm, khai tâm, hảo tâm, minh tâm...







        Chữ Tâm
Sống trên đời gắng giữ trọn chữ tâm
và nhất niệm báo ân đừng báo oán
Vũ Hối







Tâm Là Gì ? Nó Ở Đâu Trong Cơ Thể

Tâm Hà Lê Công Đa



  Lời Người Dịch: Tâm là gì? Trong chúng ta chắc có nhiều người đã từng được nghe giai thoại Thiền học liên quan đến câu chuyện "an tâm" giữa Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Huệ Khả thỉnh cầu Bồ Đề Đạt Ma, “Xin Thầy an tâm cho con.” Bồ Đề Đạt Ma bảo, “Ngươi đem tâm của ngươi ra đây để ta an cho.” Tổ Huệ Khả bối rối, “Nhưng con không thể tìm ra nó.” Bồ Đề Đạt Ma cười bảo, “Thì ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.”

  Sự bối rối của Tổ Huệ Khả cũng là sự bối rối của tất cả chúng ta. Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người? Phải chăng tâm chính là thần thức, một danh từ mà Phật giáo Tây Tạng thường hay dùng để chỉ một cái gì đó như là một chủng tử -tích lũy tất cả nghiệp quả của một cá nhân- sẽ rời bỏ xác thân khi ta chết để đầu thai hay đi về một cảnh giới khác?

  Những câu hỏi này không phải chỉ được đặt ra cho những người Phật tử mà còn cho cả giới khoa học nói chung. Dưới mắt nhìn khoa học, cái tâm này nếu hiện hữu tất phải nương tựa vào thân xác để tồn tại. Trong con người, não bộ là bộ phận chủ quản của ý thức, của tư duy, thế nên cái tâm này nếu có, não bộ phải là ngôi nhà lý tưởng để tâm trú ngụ, hay nói một cách khác hơn, tâm chỉ là sự nối dài của não bộ. Trên căn bản của cái nhìn này, khi ta chết, não bộ ngưng hoạt động, cái tâm này cũng phải biến mất theo. 

  Cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa tâm và thân, như thế, đã kéo dài từ bao thế kỷ qua. Sam Parnia, Bác sĩ chuyên khoa hồi sinh, Giám đốc Dự án “Human Consciousness Project” và là tác giả cuốn “Chuyện Gí Xảy Ra Khi Chúng Ta Chết,” đang cố gắng để giải quyết cuộc tranh luận này. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 10/08 dành cho AOL, Bác sĩ Parnia đã cho chúng ta một ý niệm căn bản về trường hợp cận tử cũng như phương pháp khoa học thực nghiệm được áp dụng hiện nay trong việc khảo cứu về tâm. Ông đã chứng minh cho ta thấy một điều: Tâm có mặt, hiện hữu như một thực thể độc lập đối với não bộ. Kết quả này vô hình chung đã hoàn toàn phù hợp với những gì được mô tả trong “Tử Thư” của Phật giáo Tây Tạng về việc thần thức lìa bỏ xác thân trong giờ lâm tử. Đây là một bước tiến quan trọng của khoa học trong nỗ lực nghiên cứu về tâm. Từ viên gạch lót đường này, khoa học đang bắt đầu có những bước đi mới vào ngưởng cửa bí mật này.

  Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa St. Thomas, Luân Đôn, BS Parnia là người sáng lập Consciousness Research Group tại Đại học Southampton, Anh quốc. Cùng với Tiến sĩ Peter Fenwick, những công trình nghiên cứu của ông về Kinh Nghiệm Cận Tử  (NDE - near-death experiences) đã gây được sự chú ý của dư luận, không phải chỉ riêng ở Anh quốc mà trên toàn thế giới. Công trình ngiên cứu này đã được trình bày trong một tác phẩm xuất bản mới đây: “What Happens When We Die: A Groundbreaking Study into the Nature of Life and Death.” LCĐ.

Làm sao bác sĩ có thể giải thích được trường hợp cận tử?

Cho đến nay, bằng chứng cho thấy là khi trái tim ngừng đập, máu sẽ không còn luân lưu trong cơ thể, tất cả đều đi vào trạng thái bất động. Não bộ chấm dứt hoạt động trong vòng 10 giây sau đó. Một điều khá thích thú là –khi chúng tôi, những bác sĩ điều trị, cố gắng tìm cách can thiệp vào bằng cách xoa bóp ngực, cho thuốc, kích thích trái tim- mặc cho tất cả những nỗ lực này có thể kéo dài hàng chục phút hay cả giờ, các cuộc nghiên cứu đều cho thấy là chúng ta vẫn không thể nào bơm đủ liều lượng máu cần thiết vào não bộ để cho nó hoạt động trở lại.

Vậy thì điều gì đã xảy ra cho tâm ở giây phút này? Cụ thể hơn, trong trường hợp của tôi, điều gì đã xảy ra cho bệnh nhân mà tôi đang điều trị? Cái tâm của y có còn ở đó hay không? Chúng ta nghĩ rằng tâm cũng sẽ chấm dứt hoạt động chỉ trong vòng vài giây đồng hồ. tuy nhiên một điều thích thú là, trong 5 cuộc nghiên cứu độc lập khác nhau -một là của tôi- có từ 10 đến 20 phần trăm những người đã được công nhận chết lâm sàng, người ta vẫn ghi nhận được có những dấu hiệu về một số hoạt động của tâm. Nó cho thấy một điều rằng, ở trong con người có một số loại hình ý thức nào đó vẫn còn hiện diện cho dù não bộ đã không còn hoạt động nữa.

Những điều mà họ mô tả được gọi là kinh nghiệm cận tử. Đây là cảnh giới chủ quan, giống như ỏ trong giấc mơ. Thông thường, họ bảo rằng, “Tôi đã thấy một cái đường hầm, Tôi đã thấy ánh sáng.” Chúng ta không thể nào thẩm định được những điều này. Tôi không thể nào nói rằng giấc mơ của bạn là thực hay không thực. Một số người sau khi được hồi sinh đã kể lại rằng họ đã thấy quang cảnh bác sĩ và y tá đang làm việc với những chi tiết đặc thù. Thế thì câu hỏi đặt ra là –nó có xảy ra đúng như vậy không? Có thực sự như vậy không? Những Bác sĩ và y tá tại hiện trường đều xác nhận về những điều mà bệnh nhân mô tả là đúng. Điều này có nghĩa là bệnh nhân khi sống lại đã nhớ lại tất cả những gì đã xảy ra. Vậy thì họ đã thực sự trông thấy? Trông thấy bằng cách nào? Hoặc giả lúc đó tâm của họ đang thực sự lơ lửng ở một nơi nào đó trên trần nhà?

Điểm quan trọng ở đây là, không ai với đầu óc bình thường lại có thể phủ nhân kinh nghiệm này đã xảy ra. Câu trả lời dễ dàng nhất thì cứ cho rằng đây chỉ là một trò chơi của tâm, một cái ảo ảnh. Nhưng vấn nạn là, khi sống lại họ đã nói cho chúng ta biết tất cả những gì đã thực sự xảy ra tại phòng hồi sinh. Thế nên khó mà cho rằng đây chỉ là một ảo ảnh. Người ta chỉ có thể giải thích rằng sự việc như thế xảy ra vào ngay thời điểm khi não bộ vừa ngưng hoạt động hay là vừa mới phục hồi. Chẳng hạn như bạn nằm mơ thấy mình đang sống ở một nơi nào đó cả hàng năm trời, nhưng nó chỉ có thể xảy ra trong thời gian thực tế chưa tới một phần triệu giây đồng hồ. Cũng vậy, ngay lúc não bộ bắt đầu ngưng hoạt động, bạn liền có ngay cái kinh nghiệm nhanh chóng tại hiện trường và cảm tưởng như là mình đã có mặt ở đó trong suốt thời gian. Tuy nhiên vấn đề ở đây là, hãy tạm gác qua một bên những chuyện đường hầm và ánh sáng, những bệnh nhân sống lại đã kể cho chúng ta nghe những chi tiết rất đặc thù, “Nó có thể đã xảy ra vào khoảng 9:15AM.” Và những sự kiện mô tả đã xảy ra trong khoảng từ 10 đến 20 phút.

Một cách giải thích khác là họ thực sự trông thấy mọi việc. Họ đã nhắm mắt và chuyện xảy ra là có thể họ mở mắt ra lại ở một lúc nào đó và chúng bắt đầu tích lũy dữ kiện rồi não bộ thu lượm những dữ kiện này. Điểm then chốt của cách lý giải này là bệnh nhân đã thực sự trông thấy mọi chuyện đang xảy ra.

Tâm vẫn còn là một bí mật. Chúng ta không thể hiểu được. Có thể tâm là phi-cục-bộ với não bộ. Nếu bạn đem vấn đề này hỏi những nhà vật lý lượng tử thì có thể như vậy bởi vì chúng ta hiểu rằng ở mức độ này, mọi sự vật có tính phi-cục-bộ. Chúng ứng xử trong một cách thế có vẻ không giống ai.

Bác sĩ hy vọng đạt được những gì thông qua công trình nghiên cứu này? 
Tiến bộ về y khoa? Một sự hiểu biết sâu sắc hơn về cái chết?

Tất cả những gì mà chúng ta làm trong lãnh vực y khoa đều mang đến phúc lợi cho xã hội. Nếu bạn bỗng dưng khám phá ra một phương thuốc điều trị bệnh ung thư, đó là một bước tiến của y khoa nhưng chung cuộc vẫn là một bước tiến của xã hội. Đây là một công trình nghiên cứu y khoa sẽ mang đến phúc lợi cho toàn xã hội. Công việc này khá quan trọng bởi vì những hiểu biết của chúng ta về tâm và não rất ít oi. Trong đa số trường hợp, chúng ta không thể tách lìa chúng. Chỉ trong trường hợp chết lâm sàng hoặc bị đứng tim, tâm và  bão bộ mới có thể tách rời khỏi nhau. Và nếu như chúng có thể được tách rời ra thì vấn đề này sẽ có những tác động đến khoa thần kinh học.

Phần lớn công việc mà chúng tôi đang làm là nghiên cứu những gì xảy ra cho não bộ cùng phương thức mà chúng tôi có thể cải thiện vấn đề hồi sinh đối với trường hợp đứng  tim, cải thiện phương thức trông nom những bệnh nhân tim vừa mới ngưng đập. Nếu chúng tôi mang được bệnh nhân trở lại với đời sống kịp thời, sẽ tránh được cho họ những thiệt hại về hệ thần kinh, những hư hỏng về trí não, và những bất bình thường khác.

Nó thực sự mở ra một viễn cảnh vô tận. Một đằng là chuyên về tim và đằng khác là khoa thần kinh học. Một cách tổng quát, nó sẽ mang phúc lợi đến cho mọi người.

Trường hợp cận tử (NDE)

Bằng cách nào bác sĩ có thể xác nghiệm tính cách đúng đắn về những kinh nghiệm xảy ra mà bệnh nhân cận tử mô tả lại?

Chúng tôi cho thiết trí một bộ phận giống như cái kệ ở ngay phía trên đầu giường của bệnh nhân. Phía bề mặt của cái kệ quay xuống dưới -tức là phía mà bạn có thể trông thấy khi đang nằm ngửa ở trên giường quay mặt nhìn lên- có một cái hình tam giác. Ở phía kia, tức là phía mà bạn chỉ có thể trông thấy được khi ở trên trần nhà nhìn xuống (bệnh nhân không thể trông thấy được), có vẽ một bức tranh tương đối phức tạp.

Hãy hình dung bạn đang nằm trên giường bệnh viện mà ở phía trên mình là một cái kệ. Nếu người nào đó (tức là bệnh nhân kể lại về kinh nghiệm cận tử) sau khi sống lại và mô tả là họ đã thấy một hình ảnh nào đó, trường hợp này như đã nói ở trên là một trò chơi của tâm, một ảo ảnh. Nếu họ bảo rằng họ trông thấy một cái hình tam giác, thì có thể là bởi vì họ đã mở mắt ra. Còn nếu khi sống lại họ cho biết là đã nhìn thấy cái bức tranh phức tạp kia, điều này có nghĩa là ý thức (tâm) của họ tiếp tục tồn tại.

Trong công trình nghiên  cứu này chúng tôi muốn cho thiết trí khoảng từ 50 đến 100 cái loại kệ này, tối thiểu ở khoảng 25 bệnh viện. Chúng tôi đã thực hiện được khoảng một nửa -phần lớn là tại Anh quốc. Chúng tôi cũng có 9 trung tâm tại Hoa Kỳ, và chúng tôi đã tiên phong thử nghiệm phương pháp này tại Anh từ 18 tháng nay. Trong khi chúng tôi không thể nào tiên đoán được lúc nào thì trường hợp đứng tim sẽ xảy ra, chúng tôi nghĩ rằng nơi có khả năng xảy ra là phòng cấp cứu và phòng bệnh nhân nguy kịch. Một khi đã được thiết bị xong, chúng tôi chỉ làm công việc theo dõi. Và rồi chúng tôi phỏng vấn những người sống lại. Nếu chúng tôi có thể bắt gặp được trường hợp đứng tim đúng lúc, chúng tôi có thể cho gắn máy theo dõi não bộ.

Chúng tôi cũng đang sử dụng một phương tiện kỹ thuật tối tân hiện nay trong việc khảo sát não bộ gọi là INVOS [in-vivo optical spectroscopy] dùng để đo lượng oxy trong não. Tất cả những cuộc nghiên cứu trước đây đều cho biết là dù cố gắng cách nào chúng ta cũng không thể đưa đủ lượng máu cần thiết vào não. Làm sao để bạn biết được chuyện này? Biết đâu có thể đã có đủ máu ở trong não nhưng tại vì bạn không biết mà thôi. Với INVOS, chúng ta sẽ biết một cách chính xác bao nhiêu máu đã được bơm vào não và như thế chúng ta có thể ghi nhận được mối liên hệ tương quan với trường hợp cận tử. Đây là điều chưa từng được thực hiện trước đây.

Cho đến nay loại dữ kiện nào mà bác sĩ đã thu lượm được?

Chỉ là những dữ kiện rất mực tiên khởi. Chúng tôi chỉ mới bước vào giai đoạn điều chỉnh một cách tốt đẹp phương pháp nghiên cứu này. Chúng tôi mới có một số nhỏ đối tượng nghiên cứu và muốn nâng con số này lên 1,500 người. Lý do là tỷ lệ những người có kinh nghiệm cận tử, sống sót qua cơn đứng tim, rất là ít oi, chỉ khoảng 2%. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải có rất nhiều bệnh nhân và bệnh viện để công trình nghiên cứu này có thể đạt được kết quả. Không  những người sống sót đã hiếm mà trong số những người này, kinh nghiệm về cận tử lại càng hiếm hơn.

Tâm vẫn là một bí mật hàng đầu

Hồi nào thì bác sĩ quan tâm đến chuyện có sự phân cách giữa tâm và não bộ?

Tôi bắt đầu quan tâm đến vấn đề này khi còn là một sinh viên y khoa, mười lăm năm trước đây. Khi mà bạn -những y tá, bác sĩ- phải đối diện và có những quyết định liên quan đến những vấn đề sống chết (cụ thể như có nên thực hiện việc hồi sinh cho bệnh nhân này không?), tất cả đều chỉ đơn thuần dựa trên những ý kiến chủ quan, và dĩ nhiên là có một sự mù mờ trong đó

Trong năm cuối cùng trước khi tốt nghiệp, tôi đã chứng kiến một số lượng bệnh nhân bị đột tử vì đứng tim. Trong đó có một trường hợp đặc biệt, đó là một bệnh nhân mà tôi đã từng quen biết trước đây. Một hôm, tôi vừa mới rời phòng anh ta chừng 30 phút vì anh ta trông có vẻ khỏe khoắn thì nhận được cấp báo là có một trường hợp đứng tim xảy ra. Bất hạnh thay, trường hợp đó lại chính là anh ta.

Bây giờ nhớ lại, khi thấy anh ta nằm bất động ở trên giường tôi không khỏi khởi lên suy nghĩ: “Chuyện gì đang xảy ra cho cái tâm và ý thức của anh ta? Anh ta có thể nghe hay nhìn thấy chúng tôi không?” Tôi đã từng nghe những mẩu chuyện như vậy về những người có kinh nghiệm cận tử, thế nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức của khoa học. Tôi nghĩ đó là giây phút quyết định của đời tôi.

Ngay cả lúc còn là một sinh viên y khoa tôi đã rất thích thú trong việc tìm hiểu tâm là gì, và mối liên hệ của nó với não bộ ra sao. Tại sao chúng ta là một nhất thể toàn vẹn như là những cá nhân với những nhân cách, cảm xúc, tình cảm? Trước đây tôi tin rằng tất cả đều bị cắt đứt, khô kiệt (khi một người chết) cho đến khi tôi bắt đầu nhìn sâu chi tiết vào vấn đề này. Có thể nói đây là lãnh vực cuối cùng của khoa học hoàn toàn chưa được khám phá.

Thế thì, trên quan điểm cá nhân, bác sĩ tin rằng tâm là cái gì?

Ngay bây giờ, dĩ nhiên, tôi không có câu trả lời cho bạn. Tâm vẫn là một bí ần hàng đầu. Mặc dầu đa phần mỗi con người chúng ta không ngừng phóng thích những hoạt động điện tử, nhưng không ai đưa ra được một thí nghiệm hay là một bằng chứng  khả tín nào về cơ chế vận hành sinh học.

Nếu tôi bảo bạn nhìn vào một cái tế bào não ở trong kính hiển vi và bảo rằng, “Cái tế bào não này đang suy nghĩ hay đang mệt mỏi,” chắc bạn sẽ tự bảo mình, “Cái ông này ăn nói ba trợn. Làm sao mà nó có thể sản xuất ra một tư tưởng, ý nghĩ được.” Chuyện gì xảy ra khi bạn nối kết, 2 hay 100, hay 1,000 hoặc 1 triệu tế bào não lại với nhau? Những tư tưởng phát xuất từ đâu? Không ai biết. Không ai có thể giải thích. Điều này đưa ta đến vấn nạn trong việc tìm hiểu về ý thức.

Hiện đang có hai khuynh hướng liên quan đến vấn đề này. Một phe thuộc khuynh hướng cổ điển, quy ước hơn, cho rằng có những hoạt động điện-hoá xảy ra trong não bộ, nhưng họ không thể giải thích được như thế nào. Còn phe kia thì thú nhận rằng đó là một thực thể mà khoa học chưa khám phá được cho nên không thể giải thích tiến trình biết của não bộ. Cũng chẳng khác gì toán học và trọng lực. Bạn không thể phân chia trọng lực ra thành những mảnh nhỏ. Trọng lực là trọng lực.

Có thể nói có đến khoảng chín mươi chín phần trăm thời gian của đời sống, bạn không thể nào tách rời tâm và não ra khỏi nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn có thể làm được việc này bởi vì não hoàn toàn ngưng hoạt động và bạn có thể quan sát được những gì xảy ra đối với tâm. Nếu quan điểm của phe thứ nhất là đúng -rằng đó là những hoạt động của tế bào não - thế thì khi bạn cho não ngừng hoạt động, cái tâm cũng sẽ phải biến mất theo. Cũng giống như ánh sáng, khi bạn tắt điện, ánh sáng tắt theo, khi bạn mở điện, ánh sáng trở lại. Và như vậy, một khi bạn tắt điện mà ánh sánh vẫn còn –có nghĩa rằng nó không phải là nguồn của ánh sáng. Đây là một thực thể khoa học hoàn toàn mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này rất mực thú vị bởi vì đây có thể là lần duy nhất chúng ta có mọi câu trả lời dứt điểm cho một câu hỏi đã từng được nêu lên từ thời Hy Lạp cổ. Người ta đã không ngừng tranh luận nhau về vấn đề này qua mọi nền văn minh trên thế giới. Và bây giờ họ vẫn tiếp tục tranh luận, cũng cùng một vấn đề đó, và cũng cùng hai phe đó.

Dr. Sam Parnia
Tâm Hà Lê Công Đa dịch
Trích từ: http://daitangkinhvietnam.org


 






Nguồn: www.khongtu.com




Nguồn: www.conquydo07.tk





Cần Một Chữ Tâm

“Thiện căn là ở lòng ta
  Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

   Chúng ta, từ lúc nhỏ đến giờ, chắc hẳn đã từng nghe ai đó bàn về Tâm. Mà khi nghe đến Tâm ta chắc hẳn đặt ra câu hỏi cho mình “Tâm” là gì? Tâm có phải là con tim không ?”. Có rất nhiều học thuyết nói về Tâm nhưng ở đây chúng ta chỉ luận bàn về chữ Tâm theo quan điểm Nhà Phật. Theo quan điểm Nhà Phật thì cho rằng khi nói đến chữ Tâm là đang nói về “Chân Tâm”. Và để đạt tới cái gọi là “Chân Tâm” ta phải bỏ đi cái phần “vọng tâm” (khởi lên những vọng niệm,a những tham lam, sân hận, si mê…).

  Thật ra, bản chất của Tâm chúng ta là thanh tịnh, tự nhiên. Cái “Tâm Năng” của chúng ta có thể toả sáng giống như ánh sáng mặt trời vậy (nhà Phật gọi là Phật tánh), mỗi người chúng ta ai cũng có Phật tánh (Tâm làm chủ không bị ngoại cảnh tác động, không phân biệt, luôn sáng suốt…) nhưng do vô minh, do ham muốn, do phiền não nên chúng ta mãi trôi lăn trong sinh tử luân hồi.

  Tâm của chúng ta nó chạy nhảy, rất khó đứng yên. Và để nhiếp Tâm, thu phục Tâm là một việc làm rất khó đòi hỏi một quá trình rèn luyện, tu tập nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ làm được. Nếu chúng ta quyết tâm (luôn kiên định) thì không có gì ngăn cản được chúng ta. “Tâm tích Phật lòng thành cũng Phật, Phật tích Tâm Phật ở trong lòng”.

  Tại sao ta phải nên tìm hiểu về Tâm, và vai trò của “Chân Tâm”?

  Sự thật thì, Tâm là căn bản của vạn năng và cũng là nguồn gốc của vạn ác, có thể đưa chúng ta đến con đường chánh đạo cũng có thể đưa chúng ta đi theo con đường tà đạo. Thánh nhân hay ma quỷ đều do Tâm mà ra.

  “Tâm sanh các pháp thảy đều sanh

    Tâm diệt các pháp thảy đều diệt

    Muôn ngàn nghiệp chướng thảy do Tâm

    Rồi cũng do Tâm mà diệt nghiệp”.

   Từ xưa khi Phật còn tại thế thì Phật đã từng nói: thế giới mà chúng ta đang sống có 5 thứ ác trược, đó là: (1) kiếp trược (kiếp bệnh, dịch, đói kém, đao binh), (2) phiền não trược (không được an vui,luôn lo lắng,phiền não), (3)mạng trược (thọ mạng ngắn ngủi), (4) kiến trược (chê bai không tin chánh pháp),(5) chúng sanh trược (con người không có đức hạnh).nên việc luôn rèn luyện tâm hướng đến cái chân-thiện –mỹ là yêu cầu cấp thiết.

   Trong nhịp sống hối hả như hiện nay, việc giữ Tâm luôn tĩnh lặng, sáng suốt, an lạc là một việc làm rất khó. Bởi vì, chúng ta đang sống đang tương tác với xã hội này, mà xã hội thì luôn luôn vận động và lôi cuốn con người vào guồng máy vật chất. Mọi chuyện dù lớn hay nhỏ đều tác động ít hay nhiều đến với chúng ta. Có đôi lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi và khi hoàn cảnh đưa đẩy ta bàng hoàng nhận ra,hình như mình đã không còn là mình và mọi chuyện đang không nằm trong tầm kiểm soát của mình nữa. Những lúc ấy nếu không vững tâm thì thật là tai hại. Ta sẽ có những sai lầm, mà thời gian thì không bao giờ trở lại để sửa những sai lầm.

  Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ cho Tâm mình trở về với Phật tánh của mình?

   Con đường chấm dứt khồ đau không đâu xa. Đó chính là tìm về với Phật tánh của mình. Đó là con đường tu giới, định,tuệ. Con đường tu tập theo chánh pháp,chọn pháp môn phù hợp và :

“ Dứt ác làm lành giữ tâm hồn cho trong sạch đó chính là Phật Pháp”.

   Từ trái tim tôi muốn gừi đến các bạn hãy luôn là mình bạn nhé.Và hãy tìm ra Phật Tánh của mình. Trước những khó khăn,thử thách của cuộc đời này chúng ta hãy mạnh mẽ lên, luôn giữ cho Tâm mình luôn an lạc,thanh tịnh,dứt trừ phiền não. Và hãy luôn tha thứ cho người khác để chúng ta luôn cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng.

  “Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

   Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

   Lợi danh như bóng mây chìm nổi

    Chỉ có tình thương để lại đời”.

   Và chúng ta hãy là một viên đá nhỏ, trong vô số viên đá khác, để chung góp xây đạo Từ Bi; sẽ là một tia sáng nhỏ trong vô số tia sáng khác, để cùng nhau nêu cao lời Phật dạy, để đem lại hạnh phúc và giác ngộ cùng khắp cho tất cả mọi loài.

Tác giả: Viên Quý - Ngọc Trâm
Nguồn: phatphap.wordpress.com & phatphapnhiemmau.com



Thích Nhật Từ
http://www.buddismtoday.com


  Cái tâm con người sáng suốt, quán cổ, tri kim, hay khiến con người làm điều hay, sự phải, giục cho con người mến Ðạo-đức, chuộng tinh thần, biết thuận theo Thiên-lý. Nhưng người phải nhớ lấy đừng cho lòng dục dấy lên, tội tình gây mãi.

  Cái tâm thì là thiện, là sáng suốt, nhưng bị vật dục ngoài đưa đẩy vào làm cho choán cái thanh-quang, sanh lòng quấy-quá, mà cái Tâm thì tức là Tánh, Tánh tức Tâm. Người quân tử bao giờ cũng giữ cái tâm cho thanh-bạch tịnh an, không cho phóng túng chạy bậy ra ngoài. Biết cách gìn giữ cho định cái tâm rồi thì trăm mạch lưu-thông khí huyết, nhơn-dục tịnh tận, Thiên-lý lưu hành, tâm, tánh không không, chẳng một vật chi dính vào, ấy là "Vạn pháp qui tông, ngũ hành hiệp nhứt" (duy tinh duy nhứt). Chớ con người để cái tâm buông-lung thì sự chết một bên chơn, quỉ vô-thường chực rước. Vậy người phải suy cạn nghĩ cùng. Thí dụ: con gà, con chó nó rủi sẩy ra mình còn biết đi tầm kiếm nó về thay, lựa là cái tâm mình tản lạc ra ngoài mà không biết đem trở lại sao?

  Tâm là cái kho chứa đồ, nhưng kho chứa đựng đầy rồi, không chứa đặng nữa, chớ cái tâm chứa đựng bao nhiêu cũng đặng.

   Con người nên chủ cái Tâm, gìn cái Ý, mà bảo tồn lấy tam-bửu, ngũ-hành. Tam-bửu là quí nhứt của con người. Thành Phật, Tiên cũng do đó, mà làm ma quỉ cũng tại đó. Trước khi muốn giữ ba báu ấy thì cần phải bế ngũ-quan. Ngũ-quan là: nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân. Ngũ-quan lại thuộc về ngũ-tạng ăn với ngũ-hành.


Bế nhãn-quan thì tâm hỏa không bừng cháy.

Bế nhĩ-quan thì thận thủy mới lưu hành.

Bế tĩ-quan thì phế kim phân chì sắt.

Bế thiệt-quan thì can mộc chẳng đảo xiêu.

Bế thân-quan thì tỳ thổ đặng sanh khí.



wWw.hadung.net
Nguồn: http://www.traimientay.com
 
 




  Như những trích dẫn trên cho thấy một hình ảnh và một sự vận động cuả Tâm khá rõ ràng:
 
   - Tâm là một linh thể cấu tạo nên một con người, gồm hai thể là linh thể và thân thể ?
  - Tâm ở trong cơ thể cuả một ngươì ?
  - Thiền là một trong những cách để định, tĩnh và an Tâm ? An tâm là giữ nó lại với thực tại, không để cho nó du hý ta bà hay bị động bởi thế giới bên ngoài.
  - An tâm là bước đầu và phục hồi chân tâm (tâm không) bước cuối trong thiền ?
  - Chân tâm là tâm nguyên sơ, tự nó đã lương thiện, trong sáng, hoà ái, nhân từ và độ tha rồi. Chân tâm còn  được goị là minh tâm hoặc tâm không ?.
  - Bản tánh thiện cuả Khổng giáo và chân tâm là một ?
 -
Chân tâm, minh tâm, tâm không, tánh thiện, tánh không và Phật tánh là một ?

  - Kính mời bạn xem tiếp trang kế.

   Như Phong


 


An tâm là bước đầu để phục hồi chân tâm
Chân tâm hay tâm không là thành quả cuả thiền quán.




www.thienquan.net
Email: nhuphong@thienquan.net


Trở lại trang mặt