Hiếu Thảo
"Trai thời Trung Hiếu
làm đầu"
Nguyễn Đình Chiểu
Hiếu thảo là gì ?
Theo tự điển cuả Nguyễn Như ý thì định nghiã hiếu
thảo như sau: Là tỏ lòng kính yêu, chăm lo
cho cha mẹ.
Theo tữ điển Hán Việt
cuả Thiều Chửu trang 165 có nghiã là: Con thờ cha
mẹ hết lòng gọi là hiều.
Đền đáp công sanh
thành dưỡng dục là Hiếu.
Thảo
là chia sẻ hay cho
đi (bố thí) một cách rộng lượng. (Không ích
kỷ, không hẹp hòi)
Chia sẻ cho cha mẹ, ông
bà và anh em một cách rộng lượng là Thảo,
như Dâu hiền, Rể thảo hay là em đó thảo ăn,
ngươì đó hiếu thảo...
"Hiếu
thảo
là đạo làm con trong nhà" là một trong
chín điều tâm niệm.
Làm
tròn đạo con là phải biết như thế nào là
hiếu thảo và làm những điều đó như sau:
(1) Chăm sóc sức
khoẻ cho cha mẹ là gánh vác những việc làm
nặng nhọc thay cho cha mẹ. Lo thầy và thuốc khi cha mẹ bệnh hoạn.
(2) Lo cơm no và ấm áo cho cha mẹ già yếu.
(3) Làm những gì cha mẹ thích như cha mẹ
thích ăn gì thì làm những thức ăn đó
khi còn sống và cúng sau khi chết.
(4) Làm cho cha mẹ vui là khi con nhỏ thì gắng học
giỏi, để thi đậu có tương lai. Khi thành thân
thì gắng làm việc để giàu sang. Khi trưởng
thành thì lập gia đình để có con nối
dõi dòng họ.
(5) Làm việc trong nhà hay ngoải vườn, ruộng tiếp cha mẹ
như nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần
áo, làm vườn, làm ruộng ..vv... Thấy cha mẹ
làm gì là làm thế làm làm
chung cho mau hết (xong), không được đứng ngó hay
làm lơ.
(5) Anh em phải thương yêu và đùm bọc hay
giúp đở nhau thì làm cha mẹ vui.
Cha mẹ còn sinh tiền
hay quá vãng cũng vậy, một ngươì làm
tròn đạo con là thực hành những điều trên
một cách rốt raó để làm gương cho con và
cháu sau nầy. Đền đáp lại công ơn sanh thành
và dưỡng dục cho đến khi mình chết, chứ không phải
đến khi cha mẹ chết thì không làm nửa. Khi cha mẹ
chết thì thờ phượng và cúng kiến nhưng về phần anh
chị em vẫn còn thì phải thực hành những điều
trên.
Hiếu Thảo là gì (Trong Yahoo)
Câu trả lời hay nhất - Do người đọc
bình chọn
Hiếu
là hiếu nghĩa, biết ơn người sinh thành dưỡng dục
mình, biết cung kính bề trên.
Thảo là mở tấm lòng mình , biết chia ngọt sẻ
bùi với người thân nói riêng, với nhân
loại nói chung.
Tóm lại lòng hiếu thảo là sự biết ơn,là
việc làm có nghĩa của người bên dưới cung
kính tôn trọng và phụng sự đáp đền
chân thật đối với bề trên .
chúc bạn vui và luôn có lòng hiếu
thảo với cha mẹ !
Hiếu Thảo - Một trong những đạo
lý làm người không thể thiếu
Tên:
Huỳnh
Ngọc Minh Thư STT:36
Lớp : 10a8
----------------------
Bài làm
Trong cuộc sống,con người cần nhiều đức tính tốt và một
trong số đó ,hiếu thảo là đức tính không thể
thiếu ở mỗi con người,nó thể hiện bản chất con người của bạn.Vậy
đức tính hiếu thảo là gì ?
Hiếu là hiếu nghĩa,biết ơn người sinh thành dưỡng dục
mình,biết cung kính bề trên.
Thảo là mở tấm lòng mình ,biết chia ngọt sẻ
bùi với người thân nói riêng,với nhân
loại nói chung.Tóm lại lòng hiếu thảo là sự
biết ơn,là việc làm có nghĩa của người bên
dưới cung kính tôn trọng và phụng sự đáp đền
chân thật đối với bề trên .
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
”Công cha..”;”núi Thái Sơn” là một ngọn
núi cao và hùng vĩ ở Trung Quốc, “nước trong
nguồn” là nước chảy từ đầu nguồn và không bao giờ
cạn. Cha mẹ sinh ra con,nuôi con khôn lớn để mau
thành người.Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật
la vô tận,công lao ấy chỉ có thể sánh với
núi sông hùng vĩ và truờng cửu mà
thôi .Mượn hai hình ảnh ấy, ông cha ta ngày
xưa muốn ca ngợi công ơn sinh thành vĩ đại bao la của cha
mẹ ,nhắc nhở chúng ta dù thế nào đi nữa thì
chữ hiếu cũng phải được giữ gìn trọn vẹn.
Lời khuyên ấy đã được lưu truyền qua bao nhiều thế hệ nối
tiếp nhau,lòng hiếu thảo đối với cha mẹ là một điều
đúng đắn đối với ngàn đời.Chín tháng cơ cực
mẹ rồi phải chịu đau, chịu khổ để có thể nuôi ta
khôn lớn.Cha thì phải làm lụng vất vả để tạo
nên những món qùa vật chất lẫn tinh thần,mang đến
cho ta nhưng bất ngờ thú vị trong cuộc sống.Chúng ta lớn
lên trong sự dưỡng dục,vòng tay nâng niu và
sự thuơng yêu ,lo lắng của cha mẹ,công lao ấy không
có một từ nào có thể diễn tả được.Cha mẹ đã
hết lòng vì ta thế nên bổn phận làm con
chúng ta phải chân thành biết ơn và
tôn kính cha mẹ.
Lòng hiếu thảo,biết ơn cha mẹ được biểu hiện không chỉ
là thái độ,lời nói mà phải là những
việc làm.Nói mà không làm được
gì cho những người có công ơn sinh ra ta thì
cũng chẳng đền đáp được gì thế nên quan trọng nhất
là chúng ta biết xử sự và những việc làm
đầy ý nghĩ của chúng ta đối với họ.Một hành động
nhỏ thôi như là quan tâm ,chia sẽ về những nỗi niềm
của họ hay chỉ là một lời nói lễ phép, một
thái độ vâng lời cũng có thể làm cho họ cảm
thấy ấm lòng.Những công lao cha mẹ bỏ ra không bao
giờ tính từng đồng,từng cắt,từng năm,tháng họ đã
bỏ công sức ra nuôi nấng ta khôn lớn thế nên
chúng ta chỉ có nghĩa vụ chăm lo cho họ,phụng dưỡng đến
lúc về già,chăm sóc và sẵn sàng
làm mọi điều vì họ,nhưng dù làm đến
đâu thì cũng không bằng công sức họ đã
bỏ ra như biển trời dành cho chúng ta được.
Ngoài những đứa con có tấm lòng hiếu thảo ra
thì cũng không ít người lại xem chữ hiếu chẳng ra
gì,xem đó như là một cách thể hiện lạc hậu.
Đối với họ cha mẹ chẳng là gì,chỉ là người sinh ra
họ và đưa tiền cho họ dùng hằng ngày. Đáng
xấu hổ hơn là những đứa con vô ơn đấy lại gây ra
vô vàn những chuyện đau lòng đến cha mẹ như đối xử
tệ bạc ,sai khiến cha mẹ làm theo những điều mình
muốn,xem cha mẹ không ngoài gì là một kẻ
osin ở nhà, cãi lời cha mẹ,làm cho cha mẹ phải
buồn lòng. Đó là những biểu hiện đáng
phê phán .Từ những biểu hiện đó mà xã
hội ta lại càng có nhiều người không tốt, ở gia
đình không đối xử tốt đối với cha mẹ thì làm
sao ra xã hội xứng đáng làm một người công
dân tốt được.
Là một học sinh,chữ hiếu luôn đặt lên hàng
đầu ,thế nên bằng những hành động nhỏ nhặt của mình
như rửa chén,lau nhà và các công việc
nhà đủ sức mình củng có thể làm cho cha mẹ
vui lòng,ngoài hành động đó ra,việc học tốt
cũng là một công việc đền đáp công ơn cha mẹ,
tuy đó là một việc dễ làm nhưng lại làm cho
cha mẹ cảm thấy được công ơn của mình cũng được đền
đáp.
Nói chung, hiếu thảo là việc mà người con
nào cũng phải làm đối với cha mẹ mình thế
nên phải biết thực hiện một cách hiệu quả và tất
nhiên là phải có những biểu hiện hiếu thảo của
mình đối với cha mẹ,thế mới xứng với những gì cha mẹ
đã làm cho mình.
Nguồn : blooger.vnmm.
Hãy Học Cho Giỏi Mới Trọn Vẹn Đạo Hiếu
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Quán-Âm Thất kỳ này có nhiều
học sinh tới tham gia. Các em phải hiểu rõ đạo lý
hiếu thảo với cha mẹ. Lúc còn ở nhà thì
mình nghe lời, giúp đỡ cha mẹ dọn dẹp phòng ốc
nhà cửa, quét tước sạch sẽ, giúp cha mình
cắt cỏ, làm những việc cần làm. Lúc đi học ở
trường thì phải nghe lời thầy giáo, chuyên
tâm nghe giảng bài, dụng công học tập, không
nên để thời gian trôi qua lãng phí. Một
ngày mình phải biết thêm được một chữ, học
thêm một câu hay; đó là biểu hiện hiếu thảo
với cha mẹ rồi đấy.
Các bạn phải nhớ lấy, ở trong trường
mình phải làm người học sinh giỏi, về tới nhà
mình phải làm người con tốt. Không những phải nghe
lời cha mẹ dạy dỗ, mà còn phải nghe lời những người lớn
tuổi hơn chỉ bảo. Cần hiếu thảo với cha mẹ, cần cung kính với
người lớn tuổi, bởi vì họ là người có kinh nghiệm
nhiều hơn mình, có học vấn phong phú dồi
dào hơn mình. Do đó các em cần phải học tập
nơi họ, lấy họ làm gương, thì các em mới có
tiền đồ quang minh sáng lạng. Nếu không thì con
đường trước mặt của các em sẽ mờ tối, tương lai các em
chẳng còn hy vọng nữa.
Là học sinh các em cần phải
có mục tiêu rõ rệt, định chí nguyện
kiên cố, phải có lòng kiên nhẫn, chẳng để bị
lay chuyển, dù gặp trăm ngàn khó khăn cũng
không thối lui. Có tinh thần như vậy, thì sau
này mới làm nên sự nghiệp vĩ đại, thành bậc
anh hùng hào kiệt. Lúc các em học
hành thì phải dụng công đọc sách,
không được đùa giỡn phá phách mất thì
giờ, mà phải chăm chỉ học hỏi tất cả mọi điều cần thiết, như vậy
mới không phụ lòng cha mẹ không phụ lòng thầy
cô, không phụ lòng trường học.
Các em nên biết, đây là
trường học của Phật giáo, chuyên môn giáo
dục, đào tạo bậc hiền tài, để trong tương lai các
em ra trường sẽ trở thành người hữu dụng cho thế giới. Hy vọng
các em sẽ vì nhân loại mà mưu cầu hạnh
phúc, không nên để cho thế giới trở nên suy
đồi. Đó là hy vọng của trường chúng ta.
Các em ở đây học hành mọi thứ
cần phải học tập một cách chân thật, nghĩa là
dù một phút thời gian cũng không nên để
lãng phí:
Thư sơn hữu lộ, cần vi
kính,
Học hải vô nhai, khổ tác
châu.
Núi sách vở có đường, con
đường ấy chính là siêng năng; biển học vấn vô
bờ bến, phải lấy sự gian khổ làm thuyền, thì mới
có thể vượt qua được; đó là lời nói để
các em ghi nhớ.
Các em phải có tinh thần “nhẫn khổ
nạo lao,” không ngại gian nan, chẳng nên làm biếng.
Phải tập tánh cần kiệm, đối với một trang giấy hay một cây
viết cũng phải quý trọng nó, đừng nên tùy
tiện vất bỏ đi.
Sinh hoạt hàng ngày cần có
quy luật, tối ngủ sớm, sáng dậy sớm, bớt coi ti vi, đọc nhiều
sách có ích cho trí huệ. Ở trường có
bài vở nào, về nhà phải làm cho hết,
lúc nào cũng ôn tập, bởi vì “ôn cố nhi
tri tân,” do ôn tập việc xưa mới học được kiến thức mới.
Sách coi qua một lần cũng có cái tốt của
nó; các em chớ coi những sách hoạt họa vô
ích.
Ở Trung-qưốc, vào thời Đông-Hán
có một em nhỏ tên là Khổng-Dung, thông minh
vô cùng, lại biết hiếu thảo. Một ngày nọ bạn
bè tặng một mâm trái lê, những người anh của
Khổng-Dung chọn những trái lớn nhất. Lúc ấy Khổng-Dung
chỉ mới bốn tuổi mà đã biết lễ nghĩa đạo lý, cho
nên em chỉ chọn trái lê nhỏ nhất. Cha em mới hỏi
rằng: “ Vì sao con không lấy trái lê lớn
nhất?”
Khổng-Dung trả lời: “Bởi vì con tuổi nhỏ, con chỉ
ăn trái nhỏ mà thôi; những trái lớn xin
nhường lại cho cha mẹ và các anh ăn.”
Các em nghĩ xem, Khổng-Dung mới có bốn
tuổi, mà đã biết được phong cách khiêm
nhường, thương yêu anh em, hiếu thảo với cha mẹ. Đức hạnh như vậy
không phải là trẻ em nào cũng có. Tiếng thơm
của em ấy lưu truyền thiên cổ, người nào cũng biết, bởi
vậy mới có câu rằng:
“Dung tứ tuế, năng nhường lê.”
Nghĩa rằng Khổng-Dung mới bốn tuổi đã biết
nhường trái lê.
Cũng tại thời Đông-Hán, có một em
bé tên là Hoàng-Hương, lúc em
chín tuổi thì mẹ em chết, em đối với cha vô
cùng hiếu thảo. Lúc mùa đông thì em
dùng thân mình để sưởi ấm giường chiếu của cha, em
sợ cha bị lạnh. Đến mùa hè, em dùng quạt để quạt
giường cho cha, vì sợ cha nóng nực. Đó cũng
là lòng hiếu thảo mà nhân gian lưu truyền
rằng:
“Hương cửu tuế, năng ôn tịch.”
Nghĩa rằng Hoàng-Hương mới chín tưổi
mà đã biết quạt giường cho cha mình.
Hành vi của hai em bé đó là
do lòng thành biểu lộ ra, không phải chỉ là
giả tạo bề ngoài để lừa bịp người khác. Hành vi
như vậy đáng để các em bắt chước. Các em đều
là những trẻ thơ, cần học tập gương hiếu thảo với cha mẹ của hai
em bé này.
Các em đã rất may mắn được sinh trong nước
giàu có này, cuộc sống ổn định, vật chất phong
phú. Ở trong hoàn cảnh tốt đẹp như vậy, các em
không học cho giỏi là cô phụ niềm hy vọng của cha mẹ
và thầy cô.
Ở chổ đất nước vô cùng sung sướng
chúng ta luôn cần những người lương thiện, cần những người
hiểu rõ đạo lý, hiểu thế nào là thương
yêu đất nước, thế nào là người công dân
ưu tú.
Các em theo học trường học Phật giáo
thì tương lai phải làm gương cho xã hội,
lãnh đạo người đời hướng vào con đường thiện. Các
em phải lấy sáu tông chỉ của Vạn Phật Thánh
Thành làm tiêu chuẩn: Không
tranh, Không tham, Không cầu, Không ích kỷ,
Không tự lợi và Không dối trá. Nếu
các em thật sự làm được sáu điều này
thì tương lai các em sẽ trở thành những người ưu
tú nhất trên thế giới.
Tôi hy vọng các em sẽ trở
thành những người mười phần toàn vẹn, thành kẻ
có thể ảnh hưởng người đời cải ác hướng thiện, làm
người có tâm đại từ bi, ban hạnh phúc cho
chúng sanh, đoạn trừ nỗi thống khổ của họ. Nếu các em
người nào cũng được như vậy thì thế giới sẽ trở
thành chốn đại đồng.
Nguon:
http://www.dharmasite.net/bdh22/HayHocChoGioi.html