Trang Mạng
Lê Quang Đẳng


 

 

 



Phúc (phước)  Đức


chữ Phúc (phước)           chữ Đức


   Giếng mối cuả gia đạo là Phúc Đức.
   Nền tảng cuả gia đạo là Phúc Đức.
   Trọng tâm cuả gia đạo là Phúc Đức.
   Khởi điểm, Khởi động và khởi hành cuả gia đạo là Phúc Đức.
   Cứu cánh cuả gia đạo là Phúc Đức..


Phước hay là Phúc có nghiã là gì ?

Trang mạng www.olddict.com giải thích:
@phúc đức
- I. dt. Điều may mắn, do đời trước ăn ở tốt lành để lại cho đời sau: để lại phúc đức cho con cháu nhờ có phúc đức tổ tiên để lại. II. tt. 1. Hiền lành, hay làm điều tốt cho người khác: con người phúc đức một bà lão phúc đức ăn ở phúc đức. 2. May mắn, tốt lành rất lớn: được như bây giờ là phúc đức lắm rồi cháu ạ.

Theo tự diển Hán Việt cuả Thiều Chửu:

 PHÚC: Những sự tốt lành goị là Phúc. Kinh Thi chia ra làm năm (5) phúc: (1) Giàu  (2)  Yên lành  (3) Thọ  (4) Có đức tốt  (5)  Vui hết tuổi trời.

 ĐỨC:  Đức có bốn (4) nghiã như sau:  (1) Đạo đức.  Cái đạo để lập thân goị là Đức, như Đức hạnh , Đức tính  (2) Thiện . Làm thiện, làm lành cãm hoá tới ngươì goị là Đức chính hay là Đức hoá.  (3) Ơn. Ơn cho no say, vì thế nên cám ơn cũng goị là Đức.  (4) Cái khí tốt (vượng) trong bốn muà, như muà Xuân thì goị là thịnh Đức tại Mộc.


 
    Phúc đức có nghiã là hiền lành, tánh tốt, giúp ngươì, ban ơn và may mắn.
   Phước đức còn có nghiã là điều may mắn do đời trước ăn ở tốt, hiền lành, ban ơn, bố thí để lại cho đời sau. Người ta thường noí là:" Làm phước và ăn ở cho có đức". Có nghiã là làm điều tốt lành như giúp người trong lúc nghéo khó, hoạn nạn từ vật chất đến tinh thần mà không đòi hỏi một điều kiện nào hết.

   Ban ơn hay bố thí có nghiã là cho đi không điều kiện, không mong cầu sự đền ơn, đáp nghiã naò hết g có nghiã là tạo đức và làm phước.



 "...Ở cho có đứcnhân,

Mới mong đời trị được ăn lộc trời.."

  Nguyễn Trãi


  "..Chín là phải học Ý Cha
Thành người Nhân Đức mới là con ngoan..."

Lê Văn Bảy



  
   Điều lành phải được khởi động từ cái tâm thánh thiện và khởi hành từ con ngươì nhân ái, muốn được vậy thì từ sự suy nghĩ đến hành động không cho bản thân mà cho tha nhân, sống cho ngươì, làm cho ngươì và luôn luôn giúp người là làm phước và tạo đức, là thực hành gia đạo cuả Lê tộc vậy.

   Dương Đức và Âm Đức:

  Âm Đức là những việc làm thiện lành, tốt đẹp, ban ơn và bố thí cuả ngươì đời trước thuộc về quá khứ nên được goị là âm đức.
  Âm đức còn một nghiã thứ hai là chổ an táng hay noí cách khác là mộ phần cuả ngươì đời trước. Một nơi an nghĩ nghìn thu cuả tiền nhân tại môt cuộc đất tốt, cao raó và khang trang (không noí đến long mạch ở đây) mà có được sự chăm sóc sạch sẻ và đẹp đẻ . Được con, cháu, chắt ... thường lui tới thăm viếng là có được một Âm Đức tốt.
  Một âm đức tốt là ngươì đời trước lúc còn sống làm phúc và tạo đức. Khi chết có được một nơi an nghĩ cao ráo, khang trang, đẹp đẻ, nơi mà con, cháu, chắt và chút thường xuyên thăm viếng.

  Dương Đức là những việc làm tốt đẹp, cao thượng, thánh thiện, ban ơn và bố thí cuả ngươì còn đang sống.
  Dương đức là chuỗi phúc đức cuả đời trước là nối kết cuả âm đức và cũng là chuẩn âm đức cuả đời sau. Làm phúc và tạo đức đơì nầy là xây phúc và dựng đức cho đơì sau.
  Hưởng phúc và thọ đức bây giờ mà không tạo phúc và làm đức là khánh kiệt phúc đức, là tiêu vong sư hưng thịnh cuả đời sau.

  Nhìn vaò sự hưng thịnh hay sang hèn cuả một gia đình noí lên được âm đức cuả gia đình đó. Sự giàu sang phú quý cuả đời nầy là nhờ vào sự tạo đức và làm phước ở đời trước. Nên dương đức và âm đức là nhân quả  cuả một gia đình hay gia tộc là một định luật không thể tránh khoỉ.

  Phúc Đức là tâm niệm và hành vi cuả tất cả thành viên trong Lê tộc cần phải được thực hành thường ngày để ngàn sau còn hưng thịnh vậy.






  Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.

   Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón đợi hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc: 福 星 高 詔, phúc tinh cao chiếu, nghĩa là sao phúc từng cao chiếu xuống hay câu: 多 福 多 壽 , đa phúc đa thọ, nghĩa là nhiều may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau. Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và vị môn thần dán trên cửa hay khắc trên mặt cửa vào đình chùa dinh thự 
&nbs
      Ngày Tết nguyên đán, người Trung Quốc có tục treo thuận hoặc treo ngược chữ Phúc ở trên cửa. Có hai truyện truyền kỳ giải thích truyện này. Truyện thứ nhất là một truyện từ đời nhà Minh (1368-1644) về chữ phúc viết thuận. Một hôm Minh Thái Tổ, Chu Nguyên Chương, vi hành tới một thị trấn nhỏ. Nhà vua thấy một đám đông người cười rỡn bên một bức họa. Tới gần, nhà vua thấy đó là một bức vẽ một bà già có bàn chân lớn quá khổ, tay ôm một trái dưa hấu. Nhà vua nhận ra bà già này chính là hoàng hậu. Nổi giận, nhà vua sai quân hầu theo dõi từng ngưòi trong đám người hỗn sược này về tận nhà, và viết chữ phúc trên cửa, để ngày mai nhà vua sẻ phái quân tời bắt. Trở về hoàng cung, nhà vua kể lại truyện này cho hoàng hậu nghe. Hoàng hậu vốn sẵn từ tâm, bà khẩn sai quân hầu hỏa tốc tới thị trấn này viết chữ phúc trên cửa mọi nhà dân. Sáng mai quan quân tới sau, không còn cách nào nhận ra được những ai là kẻ bị nhà vua cho lệnh tới bắt. Từ đó, người ta tin rằng chữ phúc, viết có thể dùng làm bùa hộ mạng cho mọi người.

       Truyện thứ hai là truyền thoại từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái từ Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên cửa những chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái từ nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng qua phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.

 
Trích từ: http://dongdiepnhung.com



          


Kinh Phước Đức


Đây là những điều tôi được nghe hồi đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một thiên giả hiện xuống thăm Người, hào quang và vẻ đẹp của thiên giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễ đức Thế Tôn, vị thiên giả xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

"Thiên và nhân thao thức
Muốn biết về phước đức
Để sống đời an lành
Xin Thế Tôn chỉ dạy."

Và sau đây là lời đức Thế Tôn:

"Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.

"Sống trong môi trường tốt
Được tạo tác nhân lành
Được đi trên đường chánh
Là phước đức lớn nhất.

"Có học, có nghề hay
Biết hành trì giới luật
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.

"Được cung phụng mẹ cha
Yêu thương gia đình mình
Được hành nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất.

"Sống ngay thẳng, bố thí,
Giúp quyến thuộc, thân bằng
Hành xử không tỳ vết
Là phước đức lớn nhất.

"Tránh không làm điều ác
Không say sưa nghiện ngập
Tinh cần làm việc lành
Là phước đức lớn nhất.

"Biết khiêm cung lễ độ
Tri túc và biết ơn
Không bỏ dịp học đạo
Là phước đức lớn nhất.

"Biết kiên trì, phục thiện
Thân cận giới xuất gia
Dự pháp đàm học hỏi
Là phước đức lớn nhất.

"Sống tinh cần, tỉnh thức
Học chân lý nhiệm mầu
Thực chứng được Niết Bàn
Là phước đức lớn nhất.

"Chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết, an nhiên,
Là phước đức lớn nhất.

"Ai sống được như thế
Đi đâu cũng an toàn
Tới đâu cũng vững mạnh
Phước đức của tự thân." (CCC)

Thích Nhất Hạnh dịch, Mahamangala sutta, Sutta Nipata II.

         Nguồn: http://www.thuvien-thichnhathanh.org








 


Hoà Thuận là đạo anh em
Hiếu Thảo là đạo làm con trong nhà
Thủy Chung là đạo vợ chồng
Ấy là Gia Đạo nằm lòng người ơi ...