Việt Nam Văn Hiến
Năm Thứ 4889




Trang mạng
Lê Quang Đẳng

www.lequangdang.net



Học Thuyết Ngũ Hành
 ThS. BS. Lê Hoàng Sơn

 

I. Khái niệm

            Ngũ: năm; Hành: vận động, đi.

            Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ).

Sơ đồ 1: mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng: 5 vị trí và 2 mối quan hệ

Sinh (→) và Khắc (4)

 

 

            Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc - Hỏa - Thổ - Kim - Thủy, và gán cho chúng tính chất riêng:

            - Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).

            - Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).

            - Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).

            - Kim: có tính chất thu lại (Thu).

            - Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).

            Sau đó qui nạp mọi sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên lẫn trong cơ thể con người vào Ngũ hành để xét mối quan hệ Sinh - Khắc giữa các sự vật hiện tượng đó.

            Như vậy, học thuyết Ngũ hành chính là sự cụ thể hóa qui luật vận động chuyển hóa của mọi sự vật hiện tượng. Học thuyết Ngũ hành được ứng dụng trong rất nhiều kĩnh vực Y học lẫn đời sống.

II. Qui loại Ngũ hành

            Có thể tóm tắt việc qui loại các sự vật hiện tượng trong ự nhiên lẫn trong cơ hể con người vào bảng sau (bảng 1)

Bảng 1: qui loại Ngũ hành

 

 

Mộc

Hỏa

Thổ

Kim

Thủy

Vật chất

Cây, gỗ

Lửa

Đất

Kim loại

Nước

Màu

Lục

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay

Mặn

Mùa

Xuân

Hạ

Trưởng hạ

Thu

Đông

Hướng

Đông

Nam

Trung ương

Tây

Bắc

Quá trình phát triển

Sinh

Trưởng

Hóa

Thu

Tàng

Tạng

Can

Tâm, Tâm bào

Tỳ

Phế

Thận

Phủ

Đởm

Tiểu trường, Tam tiêu

Vị

Đại trường

Bàng quang

Ngũ thể

Cân

Mạch

Nhục

Bì mao

Cốt tủy

Ngũ quan

Mắt

Lưỡi

Miệng

Mũi

Tai

Tình chí

Giận

Mừng

Lo

Buồn

Sợ

 

III. Các qui luật của Ngũ hành

            Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:

A. Trong điều kiện bình thường:

            Có 2 qui luật:

            1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):

            Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

            Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…

            2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):

            Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

            Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…

            Sơ đồ sau đây do người đời sau trình bày để dễ học hỏi (không hoàn toàn chính xác với ý nghĩa của Ngũ hành).

            Sơ đồ 2: Quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành (Tương sinh "; Tương khắc 4)

 


            Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy. Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.

B. Trong điều kiện bất thường

            Có hai qui luật:

            Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn thăng bằng và hoạt động theo hai qui luật:

            1. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp):

            Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).

            2. Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn):

            Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ…

            Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường.

            (1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ.

            (2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn.

            Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu.

IV. Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống

A. Ứng dụng vào việc ăn uống:

            - “Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị”.

            - Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Thí dụ: món ăn chua đi vào Can, ngọt đi vào Tỳ… (bảng 1). Và sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của Ngũ hành: dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Món ăn đầy đủ Ngũ hành thường tồn tại rất lâu phong tục ẩm thực (tô phở, nước mắm…). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe. Thí dụ: ăn quá chua hại Can, quá mặn hại Thận; hoặc khi đang có bệnh về Tỳ (Thổ) nên tránh dùng thức ăn uống chua (Mộc) để tránh làm hại thêm Tỳ Vị (Mộc tăng khắc Thổ).

B. Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày:

            Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc hợac sinh hoạt thường ngày. Thí dụ:

            - Khởi đầu một ngày, công việc luôn có tính chất Mộc cần có thời gian để Sinh. Thí dụ: máy chạy một chút cho trơn máy, người tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày.

            - Kế tiếp là Hỏa (Trưởng): đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất.

            - Công việc có kết quả, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì công việc mới tồn tại {Thổ (Hóa)}.

            - Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần {Kim (Thu)}.

            - Và ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới {Thủy (Tàng)}, chuẩn bị cho quá trình Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng kế tiếp. Tránh làm ngược lại hoặc làm rối loạn quá trình đó.

            Một thí dụ khác: Tổ chức hội họp: trước tiên cần có thời gian cho mọi người chuẩn bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết quả hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim), ra quyết định tiến hành công việc và chấm dứt cuộc họp (Thủy). Mối quan hệ của từng giai đoạn nêu trên cũng có Sinh, Khắc, Thừa, Vũ. Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tương tự. Có như vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui luật Ngũ hành.

V. Ứng dụng vào Y học

A. Ứng dụng vào Triệu chứng học:

            Căn cứ vào Bảng qui loại của Ngũ hành, người ta phân loại triệu chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo qui luật của Ngũ hành. Thí dụ: can có quan hệ với Đởm, chịu trách nhiệm hoạt động của gân cơ (chủ cân), tình trạng công năng của Can thể hiện ra mắt (khai khiếu ra mắt), móng tay móng chân (vinh nhuận ra móng), có liên quan đến tính khí giận dữ… Do đó, co giật, mắt đỏ, móng khô, nóng tính bất thường,… là triệu chứng của Can, vì Đởm, gân cơ, mắt, móng, tính khí giận dữ… tất cả đều cùng thuộc Hành Mộc (xem lại bảng 1).

B. Ứng dụng vào việc phân tích bệnh và chẩn đoán:          

            - Tạng Phủ được qui vào Ngũ hành (bảng 1). Mối tương quan của Tạng Phủ trong trường hợp bệnh lý được phân tích theo qui luật Tương thừa – Tương Vũ. Thí dụ: bình thường Phế Kim khắc Can Mộc để duy trì sự cân bằng, khi thở quá mức (Phế Thịnh) sẽ gây tê rần và co rút chân tay (Mộc).

            - Học thuyết Ngũ hành giúp truy tìm nguyên nhân hay gốc phát sinh bệnh ban đầu. Thí dụ: mất ngủ là chứng của Tâm (Hỏa) có thể do: (1) chính Tâm gây ra, hay (2) do Tạng Sinh nó gây ra: Can (Mộc), hay (3) do Tạng nó Sinh gây ra; Tỳ (Thổ), hay (4) do tạng nó Khắc gây ra; Phế (Kim), hay (5) do Tạng Khắc nó gây ra: Thận (Thủy).

C. Ứng dụng vào việc điều trị bệnh:

            Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên (Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim.

            Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lãnh vực Châm cứu.

D. Ứng dụng vào việc phân loại, bào chế và sử dụng thuốc:

            Người xưa dựa vào màu sắc và mùi vị của thuốc mà phân loại thuốc theo Ngũ hành và từ đó suy ra tác dụng của thuốc đi vào Tạng Phủ tương ứng. Thí dụ: thuốc vị chua, màu xanh đi vào Can, vị ngọt, màu vàng đi vào Tỳ. Người xưa cũng dựa vào Ngũ hành để tìm thuốc mới và bào chế thích hợp để biến đổi tính năng của thuốc. Thí dụ: sao thuốc với giấm để thuốc đi vào Can; sao với đường, mật để vào Tỳ; tẩm muối để đi vào Thận; sao với gừng để vào Phế, sao cho vàng để vào Tỳ, chế cho đen để vào Thận…

            Tóm lại, Học thuyết Ngũ hành là học thuyết về mối quan hệ giữa mọi sự vật với nhau. Muốn nghiên cứu bất kỳ một sự vật, một hiện tượng gì luôn phải biết đặt trong mối quan hệ của nó với những sự vật hiện tượng xung quanh nó. Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng chính là quá trình Sinh và Khắc chứ không phải là con số 5 hoặc cái tên Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy. Đó mới thực sự là tinh thần của Học thuyết Ngũ hành.





 Luận Ngũ Hành

Nguồn Gốc Thuyết Âm Dương Ngũ Hành


Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành xuất phát từ Kinh Dịch cổ. Nguồn gốc của thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ. Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen trắng.

Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có chữ vì sự phát minh thuộc thời chưa có chữ viết).

Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại số đối xứng nhau:

Số Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9 (chấm trắng).

Số Âm, số Ngẫu, số Đất: 2, 4, 6, 8, 10 (chấm đen).

Số Sinh: 1, 2, 3, 4, 5.

Số Thành: 6, 7, 8, 9, 10.

Tuy nhiên, trong Hà Đồ không phải chỉ có Âm Dương, bởi vì chỉ riêng cơ chế Âm Dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ. Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, thông qua sự định vị 5 con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ trụ, đã được ghi rõ trong bài ca quyết:

Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi.
Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi.
Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi.

Nghĩa Là:

Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Đất 6.
Số Đất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.
Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Đất 8.
Số Đất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.
Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Đất 10.

Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số:

1-6: Hành Thủy, phương Bắc.
2-7: Hành Hỏa, phương Nam.
3-8: Hành Mộc, phương Đông.
4-9: Hành Kim, phương Tây.
5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm.

Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai chiều đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh và Tương Khắc. Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên.


Tính Chất Của Ngũ Hành


Hành Mộc gọi là Phu Hòa, vì nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật được nẩy sinh tươi tốt.

Hành Hỏa gọi là Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có khí thịnh trưởng làm cho vạn vật được phát triển.

Hành Thổ gọi là Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí hóa sinh vạn vật, làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể.

Hành Kim gọi là Thẩm Bình, vì nó phát ra khí yên tĩnh, hòa bình, làm cho vạn vật kết quả.

Hành Thủy gọi là Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu thuận làm cho vạn vật được bế tàng, gìn giữ.

Quan hệ tương sinh nghĩa là giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Quan hệ tương khắc là ức chế, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan hệ tương sinh và tương khắc nếu thái quá lại làm cho sự biến hóa bị trở ngại khác thường thành ra thái quá hoặc bất cập.

Hành Mộc bất cập được gọi là Ủy Hòa, nghĩa là thiếu khí ôn hòa sẽ làm cho vạn vật rũ rượi, không phấn chấn.

Hành Hỏa bất cập được gọi là Phục Minh, nghĩa là thiếu khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm, không sáng.

Hành Thổ bất cập gọi là Ty Giám, nghĩa là không có khí hóa sinh, sẽ làm cho vạn vật yếu ớt, không có sức.

Hành Kim bất cập gọi là Tòng Cách, nghĩa là không có khí thu liễm, làm cho vạn vật trở nên mềm giãn, không có sức đàn hồi.

Hành Thủy bất cập gọi là Hạc Lưu, nghĩa là không có khí phong tàng dấu kín, làm cho vạn vật bị khô queo.

Hành Mộc thái quá thì gọi là Phát Sinh, do sự khuếch tán khí ôn hòa quá sớm, làm cho vạn vật sớm phát dục.

Hành Hỏa thái quá gọi là Hách Hy, do khuếch tán hỏa khí mãnh liệt, làm cho vạn vật nóng nảy chẳng yên.

Hành Thổ thái quá gọi là Đơn Phụ, do có khí nồng hậu rắn chắc, làm cho vạn vật không thể thành hình.

Hành Kim thái quá gọi là Kiên Thành, do có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng, không có sức nhu nhuyễn.

Hành Thủy thái quá gọi là Lưu Diễn, do có khí đầy tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ.

Do đó 2 hệ thống tương sinh và tương khắc không tồn tại đơn độc, biệt lập. Trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh và ngược lại, để vạn vật cùng tồn tại và phát triển. Bởi vì vũ trụ không thể có sinh mà không có khắc, không thể có khắc mà không có sinh. Không có sinh thì vạn vật không nảy nở, không có khắc thì sự phát triển quá độ sẽ có hại.


Âm Dương Ngũ Hành

Ngũ Hành Tương Sinh Và Tương Khắc







Thiên Can Tương Sinh Và Tương Khắc



Dương







Âm







Xin Quý Vị Vui Lòng Đưa Mũi Tên Vào Hình Của Can Và Chi
Để Xem Tương Sinh Và Tương Khắc Của Thiên Can Cùng Ngũ Hành.


Mười Thiên Can Ngũ Hợp








Mười Hai Địa Chi Lục Hợp










Mười Hai Địa Chi Tương Xung










Mười Hai Địa Chi Tương Hại









Xin Quý Vị Vui Lòng Đưa Mũi Tên Vào Hình Của Can Và Chi
Để Xem Ý Nghĩa Của Từng Thiên Can Cùng Địa Chi.


Mười Hai Địa Chi Tương Hình



Cách hình Vô Lễ: Tý hình Mão, Mão hình Tý.
Cách hình Dựa Thế: Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần.
Cách hình Vô Ơn: Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu.
Cách hình Tự Hình: Thìn tự hình Thìn, Ngọ tự hình Ngọ, Dậu tự hình Dậu,
                               Hợi tự hình Hợi.

Tam Hợp Cục Của Mười Hai Địa Chi









Mười Hai Địa Chi Hàm Chứa Nhân Nguyên Ngũ Hành







Xin Quý Vị Vui Lòng Đưa Mũi Tên Vào Hình Của Can Và Chi
Để Xem Ý Nghĩa Của Từng Cung Cùng Địa Chi.

Ngũ Hành Nạp Âm



Đem 10 Thiên Can phối hợp với 12 Địa Chi, Can Dương với Chi Dương, Can Âm với Chi Âm biến hóa thành một chu kỳ 60 năm chẵn, từ Giáp Tý đến Quý Hợi để ghi Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Tức là những chu kỳ thời gian tuần hoàn theo 60 đơn vị Can - Chi, trong đó có 30 đơn vị thuộc Dương, 30 đơn vị thuộc Âm. Mỗi cặp đơn vị một thuộc Dương và một thuộc Âm đi liền nhau có cùng một Hành gọi là Ngũ Hành Nạp Âm.

Việc sáng tạo Ngũ Hành Nạp Âm cho vòng Giáp Tý phải trải qua quá trình tính toán phức tạp, nên ngày nay các nhà làm lịch cũng như những nhà trạch cát đều sử dụng bảng tính Niên Mệnh đã được soạn sẵn từ xưa để lại.

Sự Suy Vượng Của Ngũ Hành



Sự suy vượng của Ngũ Hành được chia làm 5 giai đoạn, tương ứng với 5 giai đoạn của thời gian trong năm.

Hành Vượng Tướng Hưu Tử
Mộc Mùa Xuân Mùa Đông Mùa Hạ Tứ Quý Mùa Thu
Hỏa Mùa Hạ Mùa Xuân Tứ Quý Mùa Thu Mùa Đông
Thổ Tứ Quý Mùa Hạ Mùa Thu Mùa Đông Mùa Xuân
Kim Mùa Thu Tứ Quý Mùa Đông Mùa Xuân Mùa Hạ
Thủy Mùa Đông Mùa Thu Mùa Xuân Mùa Hạ Tứ Quý


Vượng là giai đoạn thịnh nhất, phát triển mạnh nhất.

Tướng là giai đoạn thịnh vừa, phát triển chậm hơn.

Hưu là giai đoạn nghỉ ngơi, không còn phát triển.

là giai đoạn bị suy giảm, sa sút.

Tử là giai đoạn chết, hoặc hoàn toàn bị khắc chế.

Ngũ Hành Và Bát Quái



Nguyên gốc chữ Quái là chữ Quải, có nghĩa là "treo". Thuở xưa người Trung Hoa dùng 8 thanh tre, trên mỗi thanh tre có ghi ký hiệu rồi đem treo ở 8 cột theo 8 hướng, từ đó mà thành tên Bát Quái. Bát Quái Gồm Có Tiên Thiên Bát Quái Và Hậu Thiên Bát Quái:

Tiên Thiên Bát Quái






Tiên Thiên Bát Quái được Vua Phục Hy phỏng theo Hà Đồ mà vạch ra, trong đó hàm chứa nhiều nội dung về nguyên tắc lý luận cơ bản của học thuyết Âm Dương.

Hậu Thiên Bát Quái






Hậu Thiên Bát Quái do Văn Vương đã vẽ ra dựa theo Lạc Thư, hàm chứa cái dụng lớn lao của Bát Quái trong mọi biến thiên từ vũ trụ cho đến con người cùng vạn vật.






Bảng Quy Loại Ngũ Hành



Sự biểu hiện, liên hợp, cùng ứng dụng của Ngũ Hành với thiên nhiên, con người, vạn vật rất lớn lao không thể nào tìm hiểu và trình bày được hết. Bảng liệt kê sau đây chỉ nói lên phần nào căn bản tương quan giữa Ngũ Hành cùng mọi vật như sau:

Ngũ Hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Bát Quái Chấn, Tốn Ly Cấn, Khôn Đoài, Càn Khảm
Cửu Cung 3, 4 9 5, 8, 2 7, 6 1
Thiên can Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý
Địa Chi Dần, Mão Tỵ, Ngọ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thân, Dậu Hợi Tý
Mùa Xuân Hạ Cuối Hạ Thu Đông
Thời Gian Rạng Sáng Giữa Trưa Chiều Tối Nửa Đêm
Phương Hướng Đông Nam Trung Tâm Tây Bắc
Khí Hậu Gió Nóng Ẩm Khô Lạnh
Ngũ Khí Phong Thử Thấp Táo Hàn
Ngũ Âm Giốc Chủy Cung Thương
Ngũ Du Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp
Ngũ Nguyên Nguyên Tính Nguyên Thần Nguyên Khí Nguyên Tình Nguyên Tinh
Ngũ Đức Nhân Lễ Tín Nghĩa Trí
Ngũ Vật Du Hồn Thức Thần Vọng Yù Hồn Phách Trọc Tinh
Ngũ Tinh Tuế Tinh Huỳnh Tinh Trấn Tinh Thái Bạch Thần Tinh
Hình Thể Trụ Thẳng Đứng Chóp Nhọn Bằng Phẳng Tròn Uốn Lượn
Trạng Thái Sinh Trưởng Hóa Thâu Tàng
Màu Sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Cơ Thể Gân Mạch Thịt Da Lông Xương
Ngũ Quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tạng Gan Tim Tỳ Phổi Thận
Phủ Mật Ruột Non Dạ Dày Ruột Già Bàng Quang
Ngũ Tân Bùn Mồ Hôi Nước Dãi Nước Mắt Nước Miếng
Ngũ Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Cảm Xúc Giận Mừng Lo Buồn Sợ
Giọng Hét Nói Ca Khóc Rên


Thuyết Âm Dương Ngũ Hành xuất hiện như một học thuyết triết học bao trùm mọi phương diện trong vũ trụ. Âm Dương, Ngũ Hành cùng song song tồn tại để bổ khuyết, chế hóa, cùng thúc đẩy sự sinh trưởng, biến hóa vô cùng của vạn vật.

Trải qua nhiều thời đại, các bậc Thánh Nhân đã dày công nghiên cứu, sáng tạo, cùng vận dụng thuyết Ngũ Hành vào những vấn đề rất lớn rộng, có liên quan mật thiết đến con người như thiên văn, lịch pháp, y học, dược học, võ học, thời sinh học, định chế xã hội, văn hóa, phong thủy, địa lý, chiêm tinh, bói toán v.v... Nên với phần Ngũ Hành Luận trên đây, VietShare.com hy vọng giới thiệu đến Quý Vị một vài nét tổng quát và căn bản của nền minh triết Đông Phương cùng những ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong các lãnh vực nhân sinh.

Nguồn: http://tuvi.vietshare.com/dialy/nguhanh.asp


Quan hệ với các lĩnh vực khác

Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Số Hà Đồ 3 2 5 4 1
Cửu Cung 3,4 9 5,8,2 7,6 1
Thời gian trong ngày Rạng sáng Giữa trưa Chiều Tối Nửa đêm
Giai đoạn Sinh Dương cực Hoàn chỉnh Dương cực Âm-Dương cân bằng Sinh Âm cực Hoàn chỉnh Âm cực
Năng lượng Nảy sinh Mở rộng Cân bằng Thu nhỏ Bảo tồn
Bốn phương Đông Nam Trung tâm Tây Bắc
Bốn mùa Xuân Hạ Chuyển mùa (mỗi 3 tháng) Thu Đông
Thời tiết Gió (ấm) Nóng Ẩm Mát (sương) Lạnh
Màu sắc Xanh Lục Đỏ Vàng Trắng/Da Cam Đen/Xanh lam
Thế đất Dài Nhọn Vuông Tròn Ngoằn ngèo
Trạng thái Sinh Trưởng Hóa Thâu Tàng
Vật biểu Thanh Long Chu Tước Kỳ Lân Bạch Hổ Huyền Vũ
Mùi vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Cơ thể Gân Mạch Thịt Da lông Xương tuỷ não
Ngũ tạng Can (gan) Tâm (tim) Tỳ Phế (phổi) Thận
Lục phủ Đởm (mật) Tiểu trường (ruột non) Vị (dạ dày) Đại trường (ruột già) Bàng quang
Ngũ khiếu Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Ngũ tân Bùn phân Mồ hôi Nước dãi Nước mắt Nước tiểu
Ngũ đức Nhân Lễ Tín Nghĩa Trí
Xúc cảm Giận Mừng Lo Buồn Sợ
Giọng Ca Cười Khóc Nói (la, hét, hô) Rên
Thú nuôi Chó Dê/Cừu Trâu/Bò Heo
Hoa quả Mận Táo tàu Đào Hạt dẻ
Ngũ cốc Lúa mì Đậu Gạo Ngô Hạt kê
Thập can Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý
Thập nhị chi Dần, Mão Tỵ, Ngọ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Thân, Dậu Tý, Hợi
Âm nhạc Mi Son Đô La
Thiên văn Mộc Tinh (Tuế tinh) Hỏa Tinh (Huỳnh tinh) Thổ Tinh (Trấn tinh) Kim Tinh (Thái Bạch) Thủy Tinh (Thần tinh)
Bát quái ¹ Tốn, Chấn Ly Khôn, Cấn Càn, Đoài Khảm




Hoà Thuận là đạo anh em
Hiếu Thảo là đạo làm con trong nhà
Thủy Chung là đạo vợ chồng
Ấy là Gia Đạo nằm lòng người ơi ...



Trang mạng Lê Quang Đẳng
Trang Luận Ngũ Hành
email: info@lequangdang.net
www.lequangdang.net