Việt Nam Văn Hiến

Năm Thứ 4888




Trang Mạng Lê Quang Đẳng
www.lequangdang.net


Gia Huấn Thư


Lời Dẫn Nhập


  Ngày xưa thánh nhân đă noí: " Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân" nghiă là nuôi con rồi mới biết ơn cha mẹ. Quả là chân lư. Trong ca dao cũng hát rằng:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghiă mẹ như nước trong nguồn chạy ra
Một ḷng thờ mẹ kính cha
Cho tṛn chữ HIẾU mới là đạo con.

Núi Thái Sơn là một ngọn núi vô cùng cao và rộng, không thể đo lường được. Nước trong nguồn chạy ra không bao giờ cạn. Cho nên công cha và nghiă mẹ cao như núi, rộng như biển. Hầu hết mọi người nhận thức được điều nầy ở trạng thái trễ, v́ cha mẹ không c̣n nữa hoặc bị không gian cách trở hay hoàn cảnh cản ngăn !.

Thấy cảnh hư hỏng, hoang đàng và thiếu giáo dục cuả các cháu trong gia tộc ai cũng phải đau ḷng, xót dạ và tiếc uổng
(bởi v́ được đầu thai làm người đă khó) nhưng khí thấy được và biết được th́ đă muộn màng, không c̣n kịp để cứu vớt nửa !. Phải chăng thiếu dạy dỗ lúc c̣n thơ, thiếu sự hy sinh cuả cha mẹ cho con cái ? Phải chăng v́ hoàn cảnh gây nên hay trách nhiệm làm cha mẹ bị lăng quên một cách cố ư hoặc khoán trắng cho trời đất ?!.

Gia Huấn Thư nầy ghi chép lại tất cả những lời giáo huấn cuả Ba Mẹ gởi cho các con ở phương xa và những đóng góp từ các anh chị trong gia tộc bằng những kinh nghiệm thực tế cuả cuộc sống hiện tại để lưu lại và phổ biến đến các thế hệ sau, hầu ǵn giữ, xây dựng và phát huy thanh danh cua gia tộc đă lưu truyền năm đời, cùng những giá trị quí báu cuả nếp sống trước những cam dỗ vây quanh trong cuộc sống đương thời trên xứ người và tại quê nhà.

Tục ngữ có câu: "Con hơn cha là nhà có phước". Hơn cha là hơn về học vấn, đạo đức; Được hơn cha là v́ cha mẹ hy sinh cả đời cho con cái, tứ tấm bé cho đến khi trưởng thành, từ miếng ăn giấc ngủ đến tiến bạc chỉ v́ muốn con ḿnh học hành đỗ đạt và đức hạnh hơn người và hơn cha mẹ. Có Phước là v́ vậy, v́ bậc cha mẹ dám hy sinh cho con, cho những thế hệ tiếp nối cao hơn, khá hơn.

Ǵn giữ và kế thừa được Gia Đạo, Gia Kỷ và Gia Phong một cách vuông tṛn mà ông bà, cha mẹ để lại cho các con, cháu, chắt và chút là một cách báo Hiếu vậy.

Chúng con kính dâng lên Ba Mẹ: Gia Huấn Thư nầy để kính mừng bát tuần cuả Ba Mẹ. Nếu việc ghi chép nầy có chút ít công đức th́ xin hồi hướng về Ba Mẹ được khoẻ mạnh và an vui trong bát tuần.

Sydney , muà xuân Kỹ Mẹo 1999.

Lê Quang Đẳng và Lê Đ́nh Nhă




Mục Lục
Chương 1 : Lưu Từ Giáo Huấn

1- Thăm con và nhắc con học hành
2- Thả mồi bắt ḅng
3- Cam chịu ...V́ muốn con học hành đỗ đạt
4- Phụ tại quan kỳ chí
5- Đền ân và đáp nghĩa
6- Không mẹ th́ cậu
7- Đạo Nhân
8- Anh chị em phải hoà thuận
9- Đạo Vợ Chồng
10- Trí và Nhân

Chương 2: Lưu Ngôn Giáo Tử

1- T́nh Huynh Đệ
2- Vợ hiền và dâu thảo
3- Đạo Nhân
4- Ân cha, nghiă mẹ
5- Đạo Vô Chồng
7- Đạo Con
8- Đạo Sống
9- Nội và Ngoại
10- Đối với cha mẹ
11- Chọn rễ và dâu
12- Đối với xóm giềng
13- Lời mẹ dạy
14- Căm tưởng cuả các con
15- Lời hứa
16- Di chỉ
17- Chín điều tâm niệm
18- Chữ Tâm
19- Cần và Kiệm
20- Hiếu thuận
21- Cờ bạc
22- Gia Phong
23- Làm lành lánh dữ

Chương 3: Gia Đạo

1- Đạo con
2- Đạo ngướ
3- Đạo anh chị
4- Đạo Vợ chồng
5- Đạo cha mẹ

Chương 4: Gia Kỷ và Gia Phong

1- Gia Kỷ
2- Gia Phong
3- Gia Bảo
     (1) Gia Phả
     (2) Hương hoả
     (3) Nhà Thờ
     (4) Nhà Mồ
     (5) Qũy Học Bổng

Chương 5: Kinh Nghiệm Sống

1- Sĩ Diện
2- Giáo Dục
3- Tương Lai
4- Bài toán cuả một đời người
5- T́nh yêu và hôn nhân

Kết Luận
Đính kèm




Chương 1 : Thư Giáo Huấn

Trong chương nầy ghi chép lại những lời giáo huấn qua thư đă viết cuả ông Lê Văn Bảy gởi cho ngướ con trai là Lê Quang Đẳng trong khoản 20 mươi năm xa cách . Những số trong ngoặc đơn cuả mỗi thư có phần diễn giăi ở cuối thư.

Thư Thứ Nhất:
Thăm Con và Nhắc Học Hành

Phụng Hiệp ngày 23 tháng 10 năm 1983


Đẳng mến,

Hơn năm qua Ba không thư từ ǵ cho con cả. Nguyên nhân v́ năm trước Ba viết cho con 3 thư liền mà con không trả lời một thư nào hết, có lẻ những thơ ấy không vừa ư con là phải ?
Vậy hôm nay nhơn lúc Nhă về thăm nhà, mà cũng là lúc ḷng Ba vui buồn lẩn lộn, nên Ba viết những lời như thế nầy mà từ trước tới nay Ba dấu con. V́ muốn con an tâm học hành nên Ba đă dấu con không nói thật về t́nh cảnh gia đ́nh hiện nay.
Sau đây Ba kể sơ qua về công việc làm ăn cuả gia đ́nh ḿnh cho con nghe chơi. Về  phần đất ruộng th́ gia đ́nh ta chỉ c̣n 3200 thước vuông ( 3.2 công) qua mỗi vụ luá, thuế vụ rồi th́ c̣n độ 15 giạ, qua hai vụ th́ c̣n độ 30 giạ, số luá nầy chỉ chỉ đủ cơm khách mà thôi. Ba chỉ noí bấy nhiêu, nếu noí nửa so bị loạn trí không viết được nửa.

Để Ba viết câu sách Phật mà bây giờ đúng với gia đ́nh ta:

Nam lai, Bắc dản tẩu Tây Đông,
Khám đắc phù sanh tổng thị không,
Thiên dă không, Điạ dă không,
Nhơn sanh yểu yểu tại kỳ trung.
Thê dă không, Tử dă không,
Kim dă không, Ngân dă không,
Huỳnh tuyền lộ thượng bất hậu hà,
Tàng lưởng thủ không (1)
Hiện giờ là vậy đó, mà khó nhứt là ăn mặc mới là đúng hơn. Thật là thánh hiền nói chẳng sai:
Thiên quyển Thi Thơ nang khước dị
Nhứt ban y phạn dị khước nan.
Có nghiă là ngàn cuốn Kinh Thi, Kinh Thơ khó mả dễ, một món áo cơm dễ mà khó.
Ba viết tới đây h́nh như tư tưởng đă cuồng, thôi không c̣n viết ǵ được nửa. Có lẻ con h́nh dung được một phần nào một phần nào sinh hoạt cuả gia đ́nh và thể xác cuả ba rồi chứ. Chúc con kḥ để học tập và ba chờ thấy bằng Kỹ Sư cuả con gởi về.

Ba
(đă kư)
Phụ chú:
Ba sợ con sau nầy dẫm đi dẫm lại lời thầy Tử Lộ:
Mộc dục tịnh như phong bất tức
Tử dục dưỡng nhi phụ bất tại (2)
Ngày 01 tháng 6 âm lịch Ba có nhận 200 đô, do Nhă mang về. Đây mới thật là:
Cửu hạn phùng cam vỏ (3).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Một cảnh sống rất khó khăn và thiếu thốn. Người dân bỏ đi tứ xứ, chợ búa không người, vợ chồng lư tán, tiến bạc cũng không ...!
(2) Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng
     Con muốn nuôi cha th́ cha không c̣n nửa.!
(3) Chín năm hạn hán, được một cơn mưa rào .



 Thư Thứ hai:
Thả Mồi Bắt Bóng (1)

Phụng Hiệp Ngày 10 tháng 12 năm 1986

Đẳng mến !

Ba viết thơ nầy đến thăm con
Thăm cháu nội ba thăm vợ con
Sức khoẻ dồi dào làm ăn phát
An khang trường lạc, vĩnh miên trường.
Để trả lời con viết 6 trang
Xem xong con mặt lại thêm làng
Nội dung con viết không sự thật
Sao lại nhè cha bịp hả con ?
Ba đă biết rồi mấy năm qua
Con theo ảo ảnh phải chăng là?
Thả mồi bắt bóng là ngu dại
Cho đến bao giop72 sáng mặt ra?
Mồi ngậm trong mồm là Cữ nghiệp(2)
Bóng là đồ qậm chức quan to
Ơn đức sanh thành con ngoảnh mặt (3)
Thâm ân cúc dục chẳng cần lo (4)
Than Ôi ...!
Lưỡi câu cao vọng đă móc vành môi
Dĩ hoạn, bả hư vinh mỗi ngày một quật ngă chí tiến thân
Đây là tư tưởng và hành động của con trong mấy năm qua.

Đây là con chó và miếng thịt
Chó kia trước quán cơm lại tốp
Bổng đớp ngay miếng thịt tha lôi
Quán nhơn quơ gậy dơ roi
Chó ta chạy thoát ra ngoài bờ sông
Cầu ngang bắt, nước trong như lọt
Chạy đàng xa nghĩ khoẻ toan xơi
Gương trông nước mắt thảnh thơi
Nhịp cầu uốn lộn bóng rời đáy sông

Thả mời bắt bóng giữa ḍng
Miếng ngon kề miệng mà không được ǵ.
Đấy là tư tưởng và hành động cuả con là thế đó.
Ba nghĩ rằng kể từ nay con gát đao, xếp súng để lăng lưng vạ cữ nghiệp, để cướp mảnh văn bằng
Chẳng qua tiến sĩ cũng là cữ nhân
Con ơi ! nếu con chẳng nghe lời cha
Đừng viết thư về noí ba hoa
Dù cho muôn dậm hải hà
Con dấu đi một, về ba hiểu mười.

C̣n về chiếc xe máy cày:
Có vàng ta chẳng dám phô
Máy chạy ồ ồ vang dội tiếng con.

Ba
(đă kư)

(1) Thả mồi bắt bóng là bỏ cái thực tế trước mắt chắc ăn mà đi t́m cái hư ảo. Chính trị là hư ảo có nay, mất mai
(2) Cữ nghiệp là tốt nghiệp đại học bằng cữ nhân
(3) Phụ đạo sanh thành sơn nhạc trọng: Là công sanh thành và dưỡng dục của cha như núi thái sơn
(4) Mẫu ân cúc dục hải hà thâm: Là ơn nuôi dưỡng của mẹ sâu, rộng như biển cả bao la.






Thứ Thứ Tư : Phụ Tại Quan Kỳ Chí



Thư Thứ Năm: Đền Ân Đáp Nghĩa




Thư Thứ Sáu: Lo Cho Cháu




Thư Thứ Bảy: Đạo Nhân









Thư Thứ Tám:
 Anh Chị Em Phải Hoà Thuận và Đùm Bọc Nhau















































Hoà Thuận là đạo anh em
Hiếu Thảo là đạo làm con trong nhà
Thủy Chung là đạo vợ chồng
Ấy là Gia Đạo nằm ḷng người ơi ...




Trang mạng Lê Quang Đẳng
Trang : Gia Huấn Thư
www.lequangdang.net

Email: info@lequangdang.net