Việt
Nam Văn Hiến
Năm
Thứ 4888
Trang
Mạng
Lê
Quang
Đẳng
www.lequangdang.net
Gia Đạo
Đề Mục
1- Chín Điều
Tâm Niệm
2- Gia Đao
3- Dạy Con
ở Cho
Có Đức
4-
Phúc Đức
|
Chín
Điều Tâm Niệm
Một là Thờ Kính
ông bà
Hai
thì Hiếu
Thảo mẹ
cha mới là
Ba
là anh em Thuận Hoà
Bốn
là
chòm xóm
vào ra Kính
Nhường
Năm
là Cần Kiệm
tề
gia
Sáu
thì Cẩn Thận
là bùa hộ thân
Bảy
là Lòng
Nóng phải dằn
Tám
là Kềm Chế
để
răng lòng tà
Chín
là
phải
học Ý
Cha
Thành
người
Nhân
Đức
mới là con ngoan
Lê
Văn
Bảy
20/10/1987
Dẫn
Giải
1- Thờ Kính:
Đối với Ông Bà thì
phải Thờ
Kính, thờ
là lễ nghi tôn kính
ngươì đã khuất bằng
cách lập một bàn thờ
có đủ nhan đèn, hoa, quả,
bánh, cơm ...để tỏ lòng
kính quý. Phải thường
xuyên nhan khói và
thăm viếng mộ phần cuả tổ tiên.
Mỗi năm làm lễ giỗ để tỏ
lòng hiếu kính và
biết ơn, cùng nhắc nhở con
cháu về những kỷ niệm mà
đó là dòng linh lực
lưu hành trong mỗi thành
viên của gia tộc. Nhờ vào
linh lực nầy làm một chất keo gắn
bó các thế hệ tiếp nối từ
nhiều đời để tồn tại và hưng
thịnh.
2- Hiếu Thảo: Hiếu
là kính yêu
và biết ơn. Thảo
là rộng lòng đối xử, biết
chia xẻ và nhường nhịn cho người
khác.
Đối với Cha Mẹ
thì phải Hiếu Thảo
là phải biết kính
yêu, biết đền đáp
công ơn sanh thành
và dưỡng dục ; Biết chăm
sóc cha mẹ từng miếng cơm, manh
áo, phải nói năng lễ
phép và kính trọng.
Phải thăm viếng thường ngày, nếu
ở xa thì phải thăm hỏi qua điện
thoại hay ít nhất là về
thăm một lần trong năm.
3- Thuận Hoà: Trong quan
hệ gia đình thuận hoà
là gia đình êm ấm,
không xích mích,
không cải cọ nhau. Đối với anh,
chị và em thì phải thuận
hoà, phải biết
kính trên, nhường dưới,
thương yêu và đùm
bọc nhau. Phải giúp đỡ nhau khi
hoạn nạn hay bần hàn.
4- Kính Nhường: Đối với
lối xóm hay ngươì
lân cận thì phải biết kính
trọng và nhường
nhịn họ, không được hơn thua hay
tranh giành nhau trong sinh hoạt
thường ngày, bởi vì
ngươì xưa đã nói :
" Bà con xa không bằng
láng giềng gần..."
5- Cần
Kiệm tề gia:
Cần là cần mẫn,
siêng năng làm việc,
luôn năng động mà
không làm biếng.
Kiệm là tiết kiệm,
thí dụ kiếm được 100 đồng chỉ
tiêu sài 40 đồng còn
tiết kiệm được 60 đồng...Ngươì
tây phương có câu: "It
does not a matter how much you earn
but it is a serious matter how much
you save ..."
Có nghiã là: Vấn đề
nghiêm trọng là tiết kiệm
chớ không phải là kiếm được
nhiều tiền. Từ đây cho thấy biết
tiết kiệm thì khá giả,
thí dụ: anh hai làm trong
vòng 20 năm kiếm được 2 triệu
đô mà không tiết kiệm
được một đô nào hết
thì vẫn nghèo hơn anh tư,
trong khi đó anh tư kiếm được
ít hơn anh hai 50% thì sau
20 năm kiếm được 1 triệu mà biết
tiết kiệm nên anh tư dành
được 500 ngàn đô sau 20 năm
làm việc, còn anh hai
không để dành được một
đô nào hết trong khi
đó anh hai kiếm tiền nhiều hơn
anh tư gắp đôi ...!
Tề gia: Ngày xưa Đức Khổng Tử
đã dạy là làm một
ngươì quân tử thì
phải biết: '' Tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ .."
Có nghĩa là sau khi học
hành lập thân, thành
tài, nên danh
rôì thì lập gia
đình và phải biết quản
lý gia đình từ vợ, con
cái, việc làm cuả vợ
chồng, việc học cuả con và kinh
tế (một con gà bươi mà
nhiều con gà mổ thì
không khá nổi...!) Nếu
không tề gia được cả đơì
lận đận, vất vã và
nghèo khó ...! Căn bản cuả
tề gia là siêng năng
làm việc cả hai vợ và
chồng, phải biết tiết kiệm để lo cho con
cái học hành và
phòng khi có đau yếu, bệnh
hoạn mà chạy thuốc thang...
không phải bị lâm cảnh nợ
nần , là Cần Kiệm vậy.
6- Cẩn Thận: Phaỉ luôn
luôn cẩn thận thì
sự an toàn luôn được
bên mình như một
ngươì có buà mang
theo trong người ...Lái xe cẩn
thận thì không bao giờ gặp
tai nạn...Đi bộ băng ngang qua đường cẩn
thận nhìn phải, nhìn
trái, không thấy xe tới rồi
mới đi thì không bao giờ
có tai nạn. Nói năng cẩn
trọng thì không bao giờ
có chuyện không hay đến "
Hoạ tùng khẩu xuất .." Có
nghiã là họa từ miệng
mà tới ...Ngươì thợ
máy trong xưởng cẩn thận
thì không bị tai nạn lao
động.
7- Lòng
Nóng: Hầu như ai cũng
có tánh nóng khi
còn trẻ, không dằn được sự
nóng nãi thì dễ
làm chuyện bất thiện và
bất nhân ...Trong kinh Phật
có câu: " Nhất tâm
sân hận khởi, bá vạn chướng
môn khai ..." Có
nghiã là một lần
nóng giận thì có
đến một triệu (bá vạn = 100 x
10000) caí nghiệp chướng chờ mở
cửa .!
Dằn được sự nóng giận không
phải dễ nhưng nếu có ý dằn
thì từ từ sẽ chuyễn caí
tánh nóng thành
cái tâm bình được
khi tuổi đời chồng chất hay bước tới lục
tuần thì cũng phải được
thôi! Dằn được caí
nóng nãi thì
tránh được nhiều điều như sau:
(1) Tai qua, nạn khỏi
(2) Không bị động trước cảnh
khích tướng hay trêu trọc
(3) Không bị vỡ
mạch máu nảo (stroke)
(4) Áp huyết máu
không bị lên, không bị
nhồi máu cơ tim
8- Kềm
Chế: Lòng tà
là ý bất thiện, bất
chánh như có ý ăn
cấp, ăn cướp hay dâm ô. Kềm
chế được những ý nghĩ không
lương thiện, không chân
chánh, thiếu thanh cao, thiếu
trong sáng.
Kềm chế cái tham lam và
dục vọng của lòng người như
không hút thuốc,
không uống rượu, không
làm biếng. Có biết kềm chế
thì trình độ tâm
linh mới tinh tiến, vì ma
và quỷ luôn luôn trực
chờ trong ta để làm chuyện bất
nhân, bất nghĩa và loạn
luân.
Kềm chế là cây cầu nối liền
giữa thánh nhân và
tiểu nhân, giữa ma qủy và
thánh thần. Biết kềm chế
thì thành thánh
nhân, là thánh thần
còn ngược lại là ma qủy.
Kềm chế là điêù kiện
ắt có và đủ cuả một con
người tốt trong đạo sống cuả gia tộc
vậy.
9- Nhân
Đức: Là lòng
thương người và tánh hiền
hoà. Thương ngươì
và giúp người; Giúp
người là làm điều tốt
lành, lương thiện cho
ngươì, ban ơn và bố
thì cho ngươì mà
không mong cầu đến đáp. Đối
đãi nhau trong tình người
và nghiã làm
ngươì một cách chân
thành và lương thiện
là nhân đức, là gia
đạo cuả nhà Lê vậy...
Lê Quang Đẳng
|
Dạy
Con Ở Cho Có Đức
"...Lấy
điều
ăn
ở
dạy
con,
Dẫu mà gặp tiết nước non chuyền vần.
Ở cho có đức
có nhân,
Mới mong đời
trị được
ăn lộc trời.
Thương người
tất tả
ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua bần
hàn.
Thương người
lỡ bước
lầm than
kêu đường.
Thấy ai đói rách thì thương,
Rách thường cho mặc, đói thường cho
ăn.
Thương người
như thể
thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà.
Đồng tiền
bát
gạo mang ra,
Rằng đây " cần kiệm"
gọi
là
làm
duyên.
May ra ở chốn bình yên,
Còn người tàn phá chẳng
nên cầm lòng.
Tiếng rằng:
ngày đói tháng
đông,
Ở phải
có
nhân có
nghì,
Thơm danh vả lại làm bia miệng người.
Hiền lành lấy tiếng với đời,
Lòng người yêu dấu, là trời hộ
ta.
Tai ương hoạn nạn đều qua,
Bụi trần giũ
sạch
thực là từ
đây.
Vàng trời tuy chẳng trao tay,
Bình an hai chữ xem tày mấy mươi.
Mai sau bạc chín tài mười,
Sống lâu ăn mãi của đời về sau.
Kìa
người ăn ở
cơ cầu,
Ở thì chẳng biết về sau phòng
mình,
Thấy ai đói rách thì khinh,
Cách nào là cách
ích mình
thì khen.
Hứng tay dưới
với tay
trên,
Lọc
lừa từng tí, bon chen từng đồng!
Ở thì phất giấy đan lồng,
Nói thì mở miệng như rồng như
tiên.
Gan thì quá ngỡ sắt đèn,
Miệng thơn thớt nghĩ rơi tiền bạc ra.
Mặt
lành
khéo
nói thực thà,
Tưởng như xẻ cửa xẻ nhà cho nhau.
Ở nào mùi mẽ chi đâu,
Như tuồng cuội đất giấu đầu hở đuôi.
Nói lời
lại
nuốt lấy lời,
Một lưng
bát
xáo mười
voi chưa đầy.
Cho nên mới phải lúc này:
Cửa nhà tàn phá phút
rày sạch trơn.
Kẻ thì mắc phải vận nàn,
Cửa nhà một khắc lại tàn như tro.
Kẻ thì
phải
lính, phải
phu,
Đem mình vào chốn quân gia trận
tiền.
Kẻ thì mắc phải dịch
ôn,
Kẻ thì thủy hỏa gian nan kia là!
Thấy người
mà
phải lo ta,
Sờ sờ trước
mắt thực
là thương
thay,
Khuyên ai chớ bắt chước rày,
Ở lòng nhân nghĩa cho đầy mới
khôn.
Lời cha dạy
bảo nỉ
non,
Trước sau ghi chép khuyên con nghe lời.
Nghe
thì mới
phải là
người,
Chẳng nghe thì cũng là đời bỏ đi..."
Trích
trong
Gia Huấn Ca cuả
Nguyễn Trãi
Phúc Đức
chữ
Phúc
chữ Đức
Giếng mối cuả
gia đạo là
Phúc Đức.
Nền tảng cuả
gia đạo là Phúc Đức.
Trọng
tâm cuả gia đạo là Phúc Đức.
Khởi điểm, Khởi
động
và
khởi
hành
cuả
gia
đạo là Phúc
Đức.
Cứu cánh cuả gia đạo là
Phúc Đức..
Phước
hay
là
Phúc
có
nghiã
là
gì
?
Trang
mạng www.olddict.com giải
thích:
@phúc
đức
- I.
dt. Điều may mắn,
do đời trước ăn ở tốt lành để lại
cho đời sau: để lại phúc
đức cho con cháu nhờ
có phúc đức tổ
tiên để lại. II. tt. 1. Hiền
lành, hay làm điều tốt cho
người khác: con người phúc
đức một bà lão phúc
đức ăn ở phúc
đức. 2. May mắn, tốt lành
rất lớn:
được như bây giờ là phúc
đức lắm rồi cháu ạ.
Theo tự diển
Hán Việt cuả Thiều Chửu:
PHÚC:
Những sự tốt
lành goị là Phúc.
Kinh Thi chia ra
làm năm (5) phúc: (1)
Giàu (2)
Yên lành (3) Thọ
(4) Có đức tốt
(5) Vui hết tuổi trời.
ĐỨC:
Đức có bốn
(4) nghiã như sau: (1) Đạo
đức. Cái đạo để
lập thân goị là Đức, như Đức
hạnh , Đức tính
(2) Thiện .
Làm thiện, làm lành
cãm hoá tới
ngươì goị là Đức
chính hay là Đức
hoá.
(3) Ơn. Ơn cho no say, vì thế
nên cám ơn cũng goị
là Đức. (4) Cái
khí
tốt (vượng) trong bốn muà, như
muà Xuân thì
goị là thịnh Đức tại Mộc.
|
Phúc
đức có nghiã là hiền
lành, tánh tốt, giúp
ngươì, ban ơn
và may mắn.
Phước đức
còn có nghiã là điều
may mắn do đời trước
ăn ở tốt, hiền lành, ban ơn, bố
thí để lại cho đời sau.
Người ta thường noí
là:" Làm phước và ăn ở cho
có đức".
Có nghiã là làm điều
tốt lành như
giúp người trong lúc nghéo
khó, hoạn nạn từ
vật chất đến tinh thần mà không
đòi hỏi một điều
kiện nào hết.
Ban ơn hay bố
thí có
nghiã là cho đi không điều
kiện, không mong
cầu sự đền ơn, đáp nghiã
naò hết g có
nghiã là tạo đức và
làm phước.
"...Ở
cho
có đức có nhân,
Mới
mong đời
trị được
ăn lộc trời.."
Nguyễn Trãi
"..Chín
là phải
học Ý
Cha
Thành
người Nhân
Đức mới là con
ngoan..."
Lê Văn Bảy
|
Điều
lành
phải
được
khởi
động
từ
cái
tâm
thánh
thiện
và
khởi
hành
từ
con
ngươì
nhân
ái,
muốn
được vậy thì từ sự suy nghĩ đến
hành động
không cho bản thân mà cho
tha nhân, sống cho
ngươì, làm cho ngươì
và luôn
luôn giúp người là
làm phước và tạo
đức, là thực hành gia đạo cuả
Lê tộc vậy.
Dương Đức và
Âm Đức:
Âm Đức là những việc
làm thiện lành,
tốt đẹp, ban ơn và bố thí cuả
ngươì đời trước
thuộc về quá khứ nên được goị
là âm đức.
Âm đức còn một
nghiã thứ hai là chổ
an táng hay noí cách
khác là mộ phần
cuả ngươì đời trước. Một nơi an nghĩ
nghìn thu cuả tiền
nhân tại môt cuộc đất tốt, cao
raó và khang
trang (không noí đến long mạch ở
đây) mà
có được sự chăm sóc sạch sẻ
và đẹp đẻ . Được con,
cháu, chắt ... thường lui tới thăm
viếng là có
được một Âm
Đức tốt.
Một âm đức tốt là
ngươì đời trước lúc
còn sống làm phúc
và tạo đức. Khi chết
có được một nơi an nghĩ cao ráo,
khang trang, đẹp đẻ, nơi
mà con, cháu, chắt và
chút thường
xuyên thăm viếng.
Dương Đức là những việc
làm tốt đẹp, cao thượng,
thánh thiện, ban ơn và bố
thí cuả ngươì
còn đang sống.
Dương đức là chuỗi phúc
đức cuả đời trước
là nối kết cuả âm đức và
cũng là chuẩn
âm đức cuả đời sau. Làm
phúc và tạo đức
đơì nầy là xây phúc
và dựng đức cho
đơì sau.
Hưởng phúc và thọ đức
bây giờ mà
không tạo phúc và
làm đức là
khánh kiệt phúc đức, là
tiêu vong sư hưng
thịnh cuả đời sau.
Nhìn
vaò sự hưng thịnh hay sang hèn
cuả một gia đình
noí lên được âm đức cuả gia
đình đó.
Sự giàu sang phú quý cuả
đời nầy là nhờ
vào sự tạo đức và làm
phước ở đời trước. Nên
dương đức và âm đức là
nhân quả cuả một
gia đình hay gia tộc là một định
luật không thể
tránh khoỉ.
Phúc Đức là tâm
niệm và hành
vi cuả tất cả thành viên trong
Lê tộc cần phải được
thực hành thường ngày để
ngàn sau còn hưng
thịnh vậy.
Chữ Phúc
tiêu biểu cho may
mắn
sung sướng,
thường dùng trong
từ ngữ hạnh
phúc. Người
Á Đông, từ
lâu đã
có nhiều
hình tượng biểu
thị chữ phúc,
mà
ngày nay người ta
còn thấy trong
nhiều vật trang
trí, trong kiến
trúc, và
cả trên y phục.
Từ
đời nhà Minh
(1368-1644), người ta
thường khắc trên
cánh cửa
chính một chữ
phúc lớn như để
đón
đợi hạnh phúc
tới nhà,
đúng như lời
cầu mong của
người Trung Quốc: 福 星
高 詔, phúc
tinh cao chiếu,
nghĩa
là sao
phúc từng cao
chiếu xuống hay
câu: 多 福 多 壽 , đa
phúc đa thọ,
nghĩa là nhiều
may nhiều tuổi thọ,
thường dùng để
chúc nhau.
Ngoài
hình con giơi
tượng trưng cho chữ
phúc,
người ta còn
dùng
trái phật thủ
hay tranh ảnh vị phúc
thần và
vị môn thần
dán trên
cửa
hay khắc trên
mặt cửa vào
đình
chùa
dinh thự
&nbs
Ngày Tết nguyên
đán, người
Trung
Quốc có tục
treo thuận hoặc treo
ngược chữ
Phúc ở
trên cửa.
Có hai truyện
truyền kỳ giải
thích truyện
này. Truyện
thứ nhất là
một truyện từ đời
nhà Minh
(1368-1644) về chữ
phúc viết
thuận. Một hôm
Minh
Thái Tổ, Chu
Nguyên Chương,
vi hành tới
một thị
trấn nhỏ. Nhà
vua thấy một
đám
đông người
cười rỡn
bên một bức
họa. Tới gần,
nhà vua thấy
đó là
một bức vẽ một
bà già
có bàn
chân lớn
quá khổ, tay
ôm một
trái dưa hấu.
Nhà vua
nhận ra bà
già
này
chính
là
hoàng hậu.
Nổi giận, nhà
vua sai quân
hầu theo
dõi từng
ngưòi trong
đám người hỗn
sược này
về tận nhà,
và viết chữ
phúc
trên cửa, để
ngày mai
nhà vua sẻ
phái
quân tời bắt.
Trở
về hoàng
cung, nhà vua
kể lại truyện
này cho
hoàng hậu
nghe. Hoàng
hậu vốn sẵn từ
tâm, bà
khẩn sai quân
hầu hỏa tốc tới thị
trấn này viết
chữ
phúc
trên cửa mọi
nhà
dân.
Sáng mai
quan quân tới
sau, không
còn
cách
nào
nhận ra được những
ai là kẻ bị
nhà vua cho
lệnh tới bắt.
Từ đó, người
ta tin rằng chữ
phúc, viết
có thể
dùng
làm
bùa hộ mạng
cho mọi người.
Truyện thứ
hai là truyền
thoại từ đời
nhà Thanh
(1661-1911) về chữ
phúc viết hay
treo ngược.
Chiều ba mươi tết,
quan phủ lý
của thái từ
Cung
Thân, cho lệnh
treo chữ phúc
trên cửa những
chính ra
vào
đông cung.
Có một
tên
lính hầu
không biết
chữ, treo ngược chữ
Phúc.
Thái từ
nhìn thấy,
nổi giận định trừng
phạt tên
lính hầu
này. Quan phủ
lý vốn
là người giầu
từ tâm, liền
nghĩ ra cách
gỡ tội cho tên
lính
hầu. Quan còn
biết lòng
thái tử khao
khát
may mắn để sớm
lên ngôi
báu.
Ngài
tâu
thái tử: chữ
phúc treo
ngược là chữ
phúc đảo,
倒, theo tiếng Trung
Quốc đồng âm
với chữ đáo
到,
nghĩa là tới.
Vậy chữ phúc
treo ngược là
điềm
báo
phúc đang
tới. Thái tử
hài
lòng,
không những
không trừng
phạt tên
lính hầu
mà còn
trọng thưởng qua phủ
lý và
ban cho
mỗi tên
lính hầu năm
lạng bạc. Quả
là
phúc
đã tới với
đám người
này trong
đêm trừ tịch
đó.
|
|
Trích từ:
http://dongdiepnhung.com
|
Lê Quang Đẳng
sưu tầm
Hoà
Thuận là đạo
anh em
Hiếu Thảo
là đạo
làm con trong nhà
Thủy Chung
là đạo vợ
chồng
Ấy
là Gia
Đạo nằm
lòng người ơi ...
Trang mạng
Lê
Quang Đẳng
Trang Gia Đạo
Email:
info@lequangdang.net
|